Ốm nghén liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ngày đăng: 03/10/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Ốm nghén là triệu trứng mà hầu hết các chị em chúng ta đều gặp phải trong quá trình mang thai. Biểu hiện thường gặp của ốm nghén như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khiến cho cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng này đều đều đặt ra câu hỏi “ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Chúng ta hãy cùng làm sáng tỏ vấn đề thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.

1. Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ốm nghén là tình trạng thường thấy ở phụ nữ khi mang thai. Ốm nghén thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu( từ 6-8 tuần) của thai kỳ ở 91% phụ nữ, nhưng có thể biểu hiện rõ nhất ở tuần thứ 4 và  có xu hướng nặng hơn trong những tháng tiếp theo. Thông thường ốm nghén sẽ kết thúc sau khoảng 14 tuần mang thai nhưng cũng có một số phụ nữ ốm nghén trong suốt quá trình của thai kỳ.

Ốm nghén là tình trạng thường thấy ở phụ nữ mang bầu
Ốm nghén là tình trạng thường thấy ở phụ nữ mang bầu

Một vài biểu hiện thường thấy ở mẹ bầu ốm nghén như: buồn nôn và nôn, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn lúc nào cũng cảm thấy đắng miệng, nhạy cảm với mùi lạ đặc biệt là mùi đồ ăn, mùi tàu xe, mùi khói thuốc, mùi người tỏa ra ở đám đông, mẹ bầu bị thay đổi giờ giấc sinh hoạt và khẩu vị ăn uống hàng ngày. Đến giai đoạn cuối của thai kỳ một số mẹ bầu còn có thể xuất hiện một vài biểu hiện của ốm nghén như đầy hơi, ợ chua, táo bón, phù chân tay.

Tuy nhiên trên thực tế, ốm nghén không hề gây hại cho mẹ bầu và thai nhi thậm chí đây là dấu hiệu có lợi vì nó khẳng định thai nhi đang lớn dần trong bụng mẹ. Theo các bác sĩ chuyên khoa việc mẹ bầu bị ốm nghén nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi như là một cách để mẹ bầu loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể từ đó tạo cho thai nhi một môi trường phát triển tốt nhất.

2. Ốm nghén như thế nào thì nguy hiểm đến thai nhi?

Ốm nghén được chia làm 2 loại: ốm nghén nặng và ốm nghén nhẹ. Ốm nghén nhẹ là mẹ bầu gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thông thường. Thường tình trạng này không nguy hiểm đến mẹ và bé. Ngược lại, ốm nghén nặng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Ốm nghén nặng là khi mẹ bầu gặp phải những tình trạng sau đây:

- Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, cơ thể rã rời, thiếu năng lượng, cơ thể suy nhược.

- Hiện tượng nhức đầu, chóng mặt làm phiền khiến mẹ bầu không thể tập trung làm được gì, có thể ngất xỉu.

- Nôn liên tục không kiểm soát.

- Không thể ăn uống được quá 1 lần/ ngày, nôn ói trên 4 lần trong ngày. 

- Sốt.

- Nôn ra máu

- Xuất huyết hoặc có đốm máu ở âm đạo.

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén nặng thì nên tới bệnh viện khám và điều trị để tránh những tình trạng không mong muốn.  Nếu quá trình này kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: nhiễm kiềm máu, thai nhi suy dinh dưỡng, sinh non, dị tật, có thể gây ra sảy thai.

3. Làm thế nào để giảm ốm nghén?

-  Ăn ít, chia nhỏ các bữa ăn, một ngày ăn tầm 5-7 bữa.  Không ăn no quá vì ăn quá no sẽ gây áp lực lên dạ dày gây tức bụng, buồn nôn.

-  Không được để bụng đói. Có thể ăn bánh quy, bánh mì lúc đói để hấp thụ axit  thừa trong dạ dày giảm ợ chua và buồn nôn.

-  Uống nhiều nước đều đặn trong cả ngày.

-  Nhai gừng tươi hoặc uống trà gừng vì gừng củng cố hệ tiêu hóa giảm tiết  axit thừa trong dạ dày hạn chế gây ra nôn ói. Ngoài ra mùi của gừng giúp kích thích, lấn áp các mùi khó chịu khác.

-  Uống nước chanh hoặc ngửi vỏ chanh, tinh dầu chanh. Nước chanh có tác dụng áp đi mùi khó chịu gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra nước chanh còn cung cấp vitamin rất tốt cho mẹ bầu. Có thể thay chanh bằng cam hoặc bưởi cũng được.

- Uống trà bạc hà, ăn kẹo bạc hà, ngửi tinh dầu bạc hà. Công dụng của bạc hà cũng giống như gừng và chanh giảm cảm giác ốm nghén ở mẹ bầu.

- Bổ sung vitamin B6 có nhiều trong chuối, bơ, cá và các loại hạt. Loại vitamin này có tác dụng cân bằng hệ tiêu hóa nên có tác dụng giảm nôn mửa.

- Ăn nhiều hoa quả như: nho, cam, chuối, bơ,.... Ăn nhiều rau xanh, cá hồi, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt.

- Tập thể dục đều đặn với các môn nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga.

- Không ăn những thực phẩm chứa chất béo, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ vì những thực phẩm này dễ gây buồn nôn.

Làm thế nào để giảm ốm nghén
Làm thế nào để giảm ốm nghén?

- Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích, hạn chế uống cà phê và đồ uống có cồn.

- Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim, thiền.

Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc “ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không? ” cho mẹ bầu. Ốm nghén là một tình trạng khiến cho mẹ bầu nôn ói, mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng