Bà bầu bị cảm khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi không? 

Ngày đăng: 27/12/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Bà bầu bị cảm khi mang thai liệu có ảnh hưởng tới thai nhi là nỗi lo sợ của tất cả các bà bầu. Bởi bất cứ thay đổi nào trong giai đoạn mang thai cũng có khả năng tác động đến thai nhi trong bụng mẹ. Tuy vậy, nếu hiểu rõ hơn thì mẹ sẽ biết cách chủ động để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bà bầu nhận biết triệu chứng và cách điều trị cũng như cách phòng tránh bệnh cảm để không ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Bà bầu bị cảm có sao không?
Bà bầu bị cảm có sao không? 

1. Bà bầu bị cảm khi mang thai có triệu chứng gì? 

Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi đột ngột của các hormone trong cơ thể khiến sức đề kháng của bà bầu bị yếu hẳn đi nên rất dễ gặp các vấn đề như bị cảm. Thông thường tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 7 đến 10 ngày có thể tự hết. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai thì các triệu chứng này có thể kéo dài hơn khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Xem thêm: Bà bầu bị sốt có sao không?

Những triệu chứng bà bầu bị cảm trong thai kỳ
Những triệu chứng bà bầu bị cảm trong thai kỳ

Bà bầu bị cảm khi mang thai thường có các triệu chứng sau:

  • Cơn sốt tăng dần, có thể lên tới 39 đến 40 độ
  • Viêm họng, cổ họng đau rát
  • Ho khan kéo dài, có thể có đờm
  • Cảm thấy ớn lạnh
  • Đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là lưng và tay chân
  • Đau đầu
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Dạ dày khó chịu
  • Nôn và buồn nôn
  • Da khô nóng
  • Tình trạng mệt mỏi kéo dài

Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường hay tương tự như trên. Mẹ bầu nên đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.

2. Cách phân biệt cảm cúm và cảm lạnh khi mang thai

Mặc dù có triệu chứng gần giống nhau, tuy nhiên, cảm lạnh và cảm cúm lại là 2 bệnh lý khác nhau.

Bà bầu bị cảm cúm

Cảm cúm là một loại bệnh về đường hô hấp trên gây ra bởi một trong hơn 100 loại virus. Tuy nhiên, khác với cảm lạnh là mẹ bầu có thể bị vào bất cứ thời gian nào trong năm thì cảm cúm lại thường xuất hiện chủ yếu vào thời gian từ mùa thu đến mùa xuân. Thời gian đỉnh điểm mà nhiều người dễ mắc bệnh cảm cúm nhất là giai đoạn mùa đông.

Dấu hiệu cảm cúm khi mang thai thường bao gồm những triệu chứng dưới đây:

  • Đau đầu
  • Viêm họng
  • Khô rát trong cổ họng
  • Đau nhức những cơ
  • Cảm thấy rùng mình
  • Sốt từ vừa phải đưa đến cao
  • Mệt rã rời kéo dài trên 2 tuần
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi
  • Buồn nôn và nôn (hay gặp nhất ở trẻ em)
Dấu hiệu cảm cúm của bà bầu khi mang thai
Dấu hiệu cảm cúm của bà bầu khi mang thai

Bà bầu bị cảm lạnh

Cảm lạnh là loại bệnh lý xuất hiện với tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên. Bệnh do virus gây nên và có khoảng hơn 200 loại virus khác nhau có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, phát triển sinh sôi và gây ra bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, loại virus gây ra cảm lạnh thường gặp nhất là Rhinovirus.

Mặc dù mẹ bầu có thể bị cảm lạnh bất cứ lúc nào trong năm, nhưng cảm lạnh thường phổ biến hơn vào các mùa lạnh hoặc khi thời tiết trở lạnh vì đây là nhiệt độ thuận lợi để các loại virus gây bệnh sinh sôi, nảy nở và hoành hành.

Nếu cảm lạnh, bạn sẽ có những triệu chứng sau:

  • Ho
  • Hắt xì
  • Viêm họng
  • Mệt rã rời nhẹ
  • Nhức đầu hoặc đau cơ thể
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

3. Biến chứng nguy hiểm khi bà bầu bị cảm 

Bệnh cảm có nhiều thể gây bệnh khác nhau nên không phải bà bầu cứ mắc bệnh là gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện một vài nguy cơ có hại đối với em bé như:

  • Thai nhi bị dị tật: Bị cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không? Khi mẹ bầu mắc cúm (nhất là trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ), thai nhi có nguy cơ mắc một số dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh,…và một số khuyếm khuyết khác trên cơ thể.
  • Nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ tăng 34% khi người mẹ bị sốt trong tam cá nguyệt thứ nhất và 40% khi bị sốt ở trong tam cá nguyệt thứ hai.
  • Nguy cơ trẻ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng: Mức độ phơi nhiễm của mẹ bầu đối với virus và vi khuẩn khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong cơ thể. Vì vậy mà trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng khi còn nhỏ.
  • Nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non: Ngoài việc khiến cho thai nhi có nguy cơ bị các dị tật, độc tính của virus khi kết hợp với sốt cao cũng có thể kích thích tử cung co bóp. Điều này dẫn tới sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

4. Cách điều trị cảm khi mang thai ở bà bầu như thế nào? 

Khi bị cảm, mẹ cũng không nên quá lo lắng mà có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để làm giảm đi triệu chứng của bệnh:

Xông mũi ngay khi có dấu hiệu bị cảm

Phương pháp dân gian này rất đơn giản và dễ áp dụng tại nhà. Mẹ bầu hãy dùng một số loại lá có chứa tinh dầu như: lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bạc hà, hương nhu, tía tô đem nấu sôi với nước sạch. Sau đó, mở hé nắp nồi nước xông, ghé mặt hít hơi nóng bay lên. Nó sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt nghẹt mũi.

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý NaCl 0,9 % có tác dụng vệ sinh, khai thông đường mũi đẩy chất nhầy, vi khuẩn và virus ra khỏi mũi. Vì thế mẹ bầu nên sử dụng dung dịch này để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày nếu bị cảm.

Cách điều trị cảm ở bà bầu khi mang thai
Cách điều trị cảm ở bà bầu khi mang thai 

Súc miệng bằng nước muối ấm

Mẹ bầu có thể pha 1 thìa muối vào trong một cốc nước ấm. Sau đó súc miệng trước lúc đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Thoa dầu tràm dưới mũi

Để mở rộng đường thở và thông mũi, mẹ bầu nên sử dụng những loại dầu có tinh chất bạc hà như dầu tràm. Chú ý là chỉ nên thoa một lượng nhỏ ở dưới cánh mũi.

Giữ ấm và nghỉ ngơi

Mẹ bầu cần lưu ý giữ ấm cơ thể để tránh làm các triệu chứng của cúm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi hợp lý cũng có tác dụng giúp cơ thể mẹ có đủ năng lượng và hệ miễn dịch hoạt động tốt, chống lại bệnh tật.

Ngủ kê cao gối

Việc ngủ đủ giấc cũng góp phần giúp mẹ bầu hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Trong lúc ngủ, mẹ nên kê cao phần đầu ở vị trí cảm thấy thoải mái nhất. Nó sẽ giúp làm giảm nghẹt mũi và đờm không bị trào ngược.

Trong trường hợp áp dụng những cách trên đây mà bệnh cảm không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu cần đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

5. Bà bầu bị cảm nên ăn gì? 

Có một số loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu bị cảm. Nó không những làm giảm triệu chứng của bệnh mà còn giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cháo trứng, hành và tía tô

Trong món cháo này có sự kết hợp giữa ba loại nguyên liệu tự nhiên thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại rất tốt cho mẹ bầu khi bị cảm. Trứng chứa nhiều protein, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai để chống lại bệnh cảm. Hành có vị cay, tính bình nên giúp tan lạnh, hoạt huyết, thông khí, giải cảm, sát trùng,... Ngoài ra, tía tô cũng có tính ấm nên có tác dụng giảm các triệu chứng đau họng, buồn nôn khi bị cảm.

Tỏi

Trong tỏi có chứa tinh dầu, tính nóng nên sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây ra cảm lạnh. Chất kháng sinh Allicin trong tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cực mạnh. Vì vậy mà tỏi có thể coi như một phương thuốc tự nhiên hỗ trợ giải cảm hữu hiệu cho mẹ bầu.

Các loại quả giàu vitamin C

Nếu bị cảm trong thai kỳ, mẹ bầu nên tăng cường ăn những loại quả giàu vitamin C. Bởi chúng có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giàu chất chống oxy hóa, có thể ép nước uống hoặc ăn trực tiếp đều rất tốt.

Các loại hoa quả giàu vitamin C giúp tăng đề kháng, hỗ trợ trị cảm hiệu quả cho bà bầu
Các loại hoa quả giàu vitamin C giúp tăng đề kháng, hỗ trợ trị cảm hiệu quả cho bà bầu

Các loại rau có lá xanh đậm

Trong các loại rau lá màu xanh đậm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và hệ miễn dịch hoạt động được tốt hơn. Vì thế mà khi bị cảm, mẹ bầu nên ăn thêm các loại rau lá xanh để giúp nhanh hồi phục.

6. Bà bầu bị cảm nên uống gì?

Ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm thì mẹ có thể tham khảo một số thức uống sau đây có tác dụng rất tốt khi bà bầu bị cảm:

Nước ấm

Việc uống nước ấm có tác dụng rất tốt cho bà bầu bị cảm. Nó sẽ làm giảm hiện tượng nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước và giảm bớt đau họng.

Trà gừng tươi

Gừng là loại thực phẩm lành tính, có thể giúp làm ấm cơ thể và làm sạch các chất độc, virus cũng như vi khuẩn. Do đó để chữa cảm, mẹ bầu nên uống 1 ly trà gừng tươi, cho thêm mật ong và 1 lát chanh tươi (hoặc vài giọt nước chanh).

Trà gừng tươi giải cảm hiệu quả cho bà bầu
Trà gừng tươi giải cảm hiệu quả cho bà bầu

Giấm táo

Giấm táo có thể giúp thanh lọc các cơ quan nội tạng, làm sạch các hạch bạch huyết, tạo ra môi trường kiềm nên diệt các loại vi khuẩn rất hiệu quả. Vì thế, nếu có hiện tượng bị cảm, mẹ bầu nên pha 1 thìa giấm táo vào cốc nước ấm để uống hoặc dùng để súc miệng hàng ngày. Mẹ có thể uống vài lần trong một ngày cho đến khi các triệu chứng cảm giảm hẳn.

7. Cách phòng tránh cảm cho bà bầu

Bị cảm khi mang thai là tình trạng phổ biến có thể gặp ở bất cứ mẹ bầu nào do sức đề kháng bị suy yếu. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng này bằng một số biện pháp đơn giản. Bắt đầu từ những việc đơn giản như thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống chính là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Để phòng tránh bị cảm khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý những vấn đề sau: 

  • Nên tiêm phòng cảm cúm đầy đủ.
  • Luôn đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể khi ra ngoài.
  • Nên hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị cảm.
  • Mẹ nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn quá lạnh, quá nóng hoặc các chất kích thích.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên khử trùng đồ đạc, vật dụng trong nhà.
  • Nên tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Mẹ bầu có thể tham gia những lớp tập yoga hoặc ngồi thiền.
  • Tăng cường sức khỏe qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Bảo vệ sức khỏe cho mẹ chính là cách đảm bảo để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến những thông tin cần thiết trong việc bà bầu bị cảm khi mang thai. Mẹ đừng quên thường xuyên khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé luôn ổn định nhất nhé!

Xem thêm chủ để khác: Bà bầu bị tiêu chảy

 

Xếp hạng: 3 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng