Bà bầu bị ốm phải làm sao? Tư vấn từ chuyên gia

Ngày đăng: 16/03/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Bị ốm bị cảm cúm là điều không thể tránh khỏi khi mang thai, bởi lúc này hệ miễn dịch của bà bầu yếu. Khi bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài rất dễ dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp, cảm cúm… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi. Vậy bà bầu bị ốm phải làm sao? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ốm khi mang thai?

Triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, sốt, ho… là dấu hiệu thường gặp nhất khi bà bầu bị ốm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến những nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân chủ quan khiến bà bầu bị cảm

Khi bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ, nội tiết tố của phụ nữ bị thay đổi do đó hệ miễn dịch cũng bị suy giảm. Điều này là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn trước những yếu tố gây bệnh. Các tác nhân gây cảm cúm, cảm lạnh thường là các vi khuẩn, virus chẳng hạn như Rhinovirus, Influenza…

Mẹ bầu chủ quan là nguyên nhân gấy cảm cúm
Mẹ bầu chủ quan là nguyên nhân gây cảm cúm

Dấu hiệu cảm cúm khi mang thai thường xuất hiện nhanh, điển hình với triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau cơ… khiến sức khỏe của mẹ bị suy giảm. Còn đối với cảm lạnh sẽ có dấu hiệu ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, hắt hơi.

Nguyên nhân khách quan khiến bà bầu bị ốm

Môi trường sống xung quanh hoặc sự thay đổi thời tiết cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị ốm. Thời tiết thay đổi thất thường làm sức đề kháng bị giảm dần, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Nếu tiếp xúc với những người bị cảm trong thời gian dài sẽ khiến mẹ bầu bị ôm do lây nhiễm chéo. Các virus, vi khuẩn sẽ lây qua nước bọt của người bệnh mỗi khi nói chuyện hay khi họ hắt hơi.

Ở những người có sức đề kháng tốt vẫn có thể chống lại được tác nhân này. Tuy nhiên với cơ thể nhạy cảm như bà bầu thì việc lây nhiễm chéo này rất dễ xảy ra.

Cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không?

Cảm lạnh, cảm cúm khi mang thai khiến cho bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể kiệt sức. Bên cạnh đó, nếu không được xử lý đúng cách còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Chẳng han:

  • Dị tật bẩm sinh: Đã có ghi nhận phụ nữ đang mang thai 13 tháng đầu bị cảm bé bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
  • Trẻ sinh ra bị hen suyễn, dị ứng: Khi mẹ bị nhiễm virus hay vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong cơ thể và cả bào thai, bé sinh ra có thể bị mắc các bệnh dị ứng, hen suyễn.
  • Sinh non, sảy thai: Độc tính của virus kết hợp với sốt cao cũng kích thích tử cung co bóp gây sinh non, sảy thai.

Bà bầu bị ốm phải làm sao?

Bà bầu bị ốm phải làm sao? Bà bầu cảm cúm phải làm sao là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Khi có dấu hiệu của cảm cúm, bạn nên nhanh chóng làm theo một số điều dưới đây:

Đến gặp bác sĩ để khám bệnh 

Nếu mẹ bầu ho kéo dài có thể có kèm sốt, cơ thể mệt mỏi cảm giác như kiệt sức thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để khám và xử lý kịp thời. Ngoài ra, nếu bà bầu cảm thấy hoa mắt chóng mặt cũng cần đến khám bác sĩ ngay.

Đến khám bác sĩ ngay khi mẹ bầu có dấu hiệu ốm nặng
Đến khám bác sĩ ngay khi mẹ bầu có dấu hiệu ốm nặng

Không sử dụng thuốc không có ý kiến của bác sĩ

Nhiều bà bầu chủ quan nghix rằng cảm lạnh, cảm cúm chỉ là các bệnh thông thường có thể tự mua thuốc về uống, một số bà mẹ uống panadol cảm cúm khi mang thai. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho mẹ bầu gặp một số biến chứng nguy hiểm. Bởi có rất nhiều thanh thành phần của thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Theo các bác sĩ bà bầu bị ốm muốn làm giảm các triệu chứng đau đầu, ho, sốt do cảm lạnh, cảm cúm nên sử dụng các thuốc dành riêng cho bà bầu. Tuy nhiên, các thuốc này cần phải được sự chỉ định của bác sĩ.

Dùng nước ấm vệ sinh cơ thể           

 

Bị cảm khi mang thai mẹ bầu không nên tắm nước lạnh vì có thể khiến tình trạng cảm cúm nặng hơn. Thay vào đó, các mẹ nên dùng nước ấm để lau người, vệ sinh vùng kín. Mẹ có thể tắm nước ấm pha với ít giọt tinh dầu tràm và tắm nhanh rồi lau khô người.

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

Việc vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý vừa giúp loại bỏ các vi khuẩn. virus gây bệnh vừa giúp làm sạch dịch mũi, thông thoáng đường thở giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Mỗi ngày nên vệ sinh họng mũi bằng nước muối sinh lý khoảng 2-3 lần tuy nhiên không ên thực hiện quá 4 ngày liên tiếp.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Khi mẹ bầu bị ốm thì việc bổ sung dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng là không thể thiếu. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin và khoáng chất, ăn nhiều hoa quả họ cam quýt để tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của các vi khuẩn, virus.

Mẹ bầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phòng tránh bị ốm
Mẹ bầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phòng tránh bị ốm

Giữ ấm cho cơ thể 

Giữ ấm cho cơ thể là điều rất cần thiết đặc biệt là đối với những bà mẹ đang bị cảm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt nên đeo khẩu trang và quấn một chiếc khăn mỏng vào cổ khi đi ra ngoài.

Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ đem lại các thông tin hữu ích để bạn có cách xử trí phù hợp khi bà bầu bị ốm. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng