Dinh dưỡng thai kỳ: Bà bầu nên ăn gì?

Ngày đăng: 12/12/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Bà bầu nên ăn gì để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ khỏe, bé khỏe mạnh, thông minh. Chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn trong thai kỳ như thế nào? Những thực phẩm nào mẹ bầu nên ăn và những thực phẩm gì mẹ bầu cần tránh. Hãy cùng nhà thuốc Bảo minh tìm hiểu trong bài viết sau.

Bà bầu nên ăn gì trong suốt thai kỳ để mẹ khỏe, con khỏe
Bà bầu nên ăn gì trong suốt thai kỳ để mẹ khỏe, con khỏe

1. Nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Những nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp các bà bầu không chỉ an tâm về chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi mà còn giúp cho họ luôn cảm thấy khỏe mạnh và yêu đời.

1.1 Cân bằng dinh dưỡng

Khi mang thai các mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều chất đạm, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi để giúp bé có thể phát triển khoẻ mạnh. Vì vậy mẹ cần phải xem xét chế độ dinh dưỡng hiện tại của mình xem đã đáp ứng được những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé hay chưa để điều chỉnh lại. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chế độ ăn uống không có nghĩa là mẹ ăn nhiều hơn mà là điều chỉnh lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể sao cho đủ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu có thể tham khảo bài viết: Dinh dưỡng cho bà bầu

1.2 Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất từ các thực phẩm bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để con đủ vitamin và khoáng chất. Liệu rằng chỉ ăn uống là đã đủ vitamin và khoáng chất cho bà bầu hay không?

Thực tế, nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ bầu tăng nhanh trong thai kỳ. Bên cạnh đó, quá trình chế biến hoặc kết hợp thực phẩm khiến cho chất dinh dưỡng bị hao hụt nhiều. Do đó, hầu hết mẹ bầu đều cần bổ sung vitamin và khoáng chất từ thuốc hay thực phẩm chức năng. Tùy theo nhu cầu về chất dinh dưỡng trong thai kỳ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ bổ sung vitamin và khoáng chất hợp lý nhất.

Dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ
Dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ

Hãy lựa chọn sản phẩm bổ sung vitamin, thuốc bổ có uy tín được phân phối tại nhà thuốc để đảm bảo chất lượng tốt nhất nhé.

1.3 Chế độ vận động hợp lý cho mẹ bầu trong thai kỳ

Mỗi một mẹ bầu đều sẽ có một mức tăng cân khác nhau tùy thuộc vào trọng lượng trước khi mang thai, mức tăng trung bình trong toàn bộ quá trình mang thai nên từ 10 đến 12 kg. Tăng cân quá nhiều cũng là nguyên nhân của việc tăng huyết áp. Tuy nhiên giữ cho cơ thế không tăng cân quá nhanh không có nghĩa là hạn chế năng lượng nạp vào, hạn chế nguồn thức ăn cung cấp cho bé.

Lên kế hoạch cho một khẩu phần ăn phù hợp, đủ chất kết hợp với chế độ vận động. Vận động và những biện pháp thể dục thể thao không chỉ giúp kiểm soát việc tăng cân mà còn giúp cho việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, trước khi thực hiện các bài tập vận động trong thai kỳ, mẹ bầu cần hỏi ý kiến từ các bác sĩ để thiết lập một chế độ luyện tập, vận động phù hợp cho bản thân.

2. Bà bầu nên ăn gì trong suốt thai kỳ?

Một thai kỳ trọn vẹn được chia ra làm 3 thời kỳ chính: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Mỗi thời kỳ hay mỗi giai đoạn khác nhau nhu cầu dinh dưỡng cũng thay đổi. Do vậy, để giúp mẹ bầu có một thai kỳ hoàn hảo thì mỗi giai đoạn cần chế độ dinh dưỡng khác nhau. Sau đây, là những loại thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ mà mẹ bầu nên tham khảo:

2.1 Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu tiên là giai đoạn quan trọng khi cơ thể thai nhi hình thành những tế bào sơ khai quan trọng nhất. Giai đoạn này mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic – một axit amin vô cùng quan trọng cho việc hình thành tế bào não của bé.

 

3 Tháng đầu thai kỳ mệ bầu nên gì thì tốt nhất
3 Tháng đầu thai kỳ mệ bầu nên gì thì tốt nhất

Mẹ nên bổ sung axit folic trước và trong suốt quá trình mang bầu để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tự kỷ và những bệnh về não do khuyết tật ống thần kinh. Axit folic tự nhiên có nhiều trong súp lơ, cải bó xôi, măng tây, các loại hạt ngũ cốc, các loại quả như đậu, bơ,…

- 3 tháng đầu bà bầu ăn gì cho mát? Các loại quả như bí đao, dâu tây, cam, chanh, bưởi,...đều là những thực phẩm lành tính, có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2.2 Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa

3 tháng giữa là thời điểm bé bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân, tay và đặc biệt não cũng phát triển mạnh. Do đó, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ở 3 tháng giữa sẽ giúp đảm bảo sự phát triển thuận lợi của bé.

Trong cá, đặc biệt là gan cá có chứa nhiều omega-3, đây là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trí não. Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ,… Theo một nghiên cứu khoa học, mẹ bầu ít ăn cá 2 lần mỗi tuần thì bé sẽ kém thông minh hơn những thai phụ thường xuyên ăn cá.

Các loại thực phẩm giàu i-ốt, đây là vi chất tham gia vào quá trình phát triển hệ thần kinh của bé, thiếu i-ốt sẽ dẫn đến chậm phát triển về trí tuệ. I-ốt có trong các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực, nghêu, sò,…

3 Tháng giữa bà bầu nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh
3 Tháng giữa bà bầu nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh

- Choline là một loại amino axit có tác dụng kích hoạt sự phát triển của trí não và tăng cường trí nhớ cho bé. Các loại trứng đều chứa nhiều choline. Mẹ bầu nên ăn 2 quả trứng mỗi ngày để giúp bé phát triển tốt về thể chất lẫn trí tuệ.

- Protein là dinh dưỡng cần thiết cho não bộ của bé. Trong quá trình mang thai đặc biệt là từ tuần 13 đến tuần 18, mẹ cần ăn nhiều những thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, cá hồi, thịt lợn,…để hỗ trợ phát triển các tế bào hệ thần kinh cho bé.

Các loại hạt tốt cho sức khỏe bà bầu trong 3 tháng giữa: hạt óc chó, hạt đậu phộng, hạt hạnh nhân, hạt sen,...đều là những loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng và làm món ăn vặt rất tốt cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ.

2.3 Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối

3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện chiều dài và cân nặng cơ thể của bé. Do đó, trong thời kỳ này, bé cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Kẽm là yếu tố dinh dưỡng góp phần hình thành cấu trúc não và kích hoạt vùng phát triển thông tin ở não của bé. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung thêm 1 hàm lượng kẽm nhất định theo nhu cầu của giai đoạn này. Nguồn thực phẩm giàu kẽm gồm thịt bò, hải sản, nấm, tôm,…

Sắt đóng vai trò đưa oxy đến các tế bào não, mẹ mắc bệnh thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, có thể khiến não bé chậm phát triển. Mẹ có thể bổ sung sắt ở các nhóm thực phẩm: trứng, thịt, cá, củ dền,…

Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì thì tốt nhất
Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì thì tốt nhất

Theo một số chuyên gia, thiếu vitamin D trong thời kỳ mang thai có thể cản trở sự phát triển của não bộ cũng như khả năng trí tuệ và vận động của trẻ. Cơ thể mẹ không thể tự tổng hợp Vitamin nên cần được bổ sung thêm từ các loại thực phẩm và ánh nắng mặt trời. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá, trứng cá, sò, đậu nành, nấm và các chế phẩm từ đậu nành.

3 tháng cuối bà bầu nên ăn gì để an thai? Trứng gà, mía, hạt hướng dương, cháo bồ câu, cháo cá chép,...là những thực phẩm và món ăn giúp an thai rất tốt cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ.

3. Bà bầu không nên ăn gì trong thai kỳ?

Bên cạnh các loại thực phẩm dành cho bà bầu an toàn, vẫn có rất nhiều món mà bà bầu không nên ăn hoặc hạn chế thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày, ví dụ như:

3.1 Thức ăn nhanh - Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn

Thức ăn nhanh là loại thức ăn được chế biến sẵn giúp các mẹ bầu giải quyết được cơn đói ngay lập tức. Tuy nhiên nó không tốt như chúng ta tưởng vì chúng có chứa chất béo bão hòa và thường được nấu ở nhiệt độ cao (đối với đồ chiên rán), các chất dinh dưỡng sẽ bị biến đổi gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà bầu.

3.2 Đồ cay nóng - Những thực phẩm mẹ bầu nên kiêng trong thai kỳ

Theo các chuyên gia khuyến cáo, ăn quá nhiều đồ cay nóng trong thời kỳ mang thai không chỉ làm cho tình trạng ốm nghén, nôn ói trở lên trầm trọng mà còn có thể gây hại cho hệ thần kinh của bé, bởi đồ cay nóng chứa nhiều chất gây tê, có khả năng làm tê liệt thần kinh thai nhi, khiến chúng không thể phát triển bình thường, thậm chí gây dị tật ở hệ thần kinh của bé.

3.3 Đồ ăn nhiều dầu mỡ - Không tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Các đồ ăn nhiều dầu mỡ không được khuyến khích đối với phụ nữ mang thai. Thứ nhất, mẹ dung nạp quá nhiều chất béo sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức, dễ bị ợ chua, nặng bụng, khó tiêu. Thứ hai, chất béo có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức và quá nhanh, làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì, làm tăng nguy cơ tiền sản giật,…

Món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe
Món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe

3.4 Chất kích thích - Những thực phẩm mẹ bầu không nên sử dụng

Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,... là những chất kích thích mà các mẹ bầu cần phải tránh xa vì các chất độc hại có trong những thứ này có thể khiến thai nhi phát triển bất thường về hình thái lẫn trí tuệ, tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Mẹ hãy dùng thực phẩm an toàn và có lối sống lành mạnh để đảm bảo tối đa sự phát triển cho bé.

4. Những quan niệm sai lầm về dinh dưỡng bà bầu

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, thực phẩm bà bầu nên ăn hoặc không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Thì dưới đây là một số những sai lầm mà mẹ bầu cũng cần tránh để bé được phát triển toàn diện.

4.1 Ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh hơn

Chắc hẳn nhiều bà bầu không còn xa lạ với mẹo dân giãn: Mẹ bầu ăn trứng ngỗng để con thông minh. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng và vitamin A của trứng ngỗng không cao bằng trứng gà.Trứng ngỗng có trọng lượng lớn và hiếm nên khó tìm mua. Ngoài ra, Trứng ngỗng còn có hàm lượng chất béo cao dễ tăng cholesterol trong máu, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muốn bé thông minh, mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa DHA, cholin, axit béo, axit folic,…Và chỉ nên coi trứng ngỗng như một loại thực phẩm để bổ sung protein trong thai kỳ mà thôi. Không nhất thiết phải tìm mua bằng được nhé.

4.2 Tinh bột là thực phẩm không tốt và ăn càng ít càng tốt

Các mẹ bầu thời nay thường có xu hướng ăn hạn chế tinh bột hoặc không ăn tinh bột để tránh tăng cân nhiều sau sinh. Thế nhưng thói quen này có thể khiến mẹ bầu thiếu tinh bột gây hạ đường huyết khi mang thai do thiếu năng lượng.

Tinh bột là dinh dưỡng cần thiết duy trì năng lượng và đường huyết cho mẹ bầu
Tinh bột là dinh dưỡng cần thiết duy trì năng lượng và đường huyết cho mẹ bầu

Tinh bột có chức năng chính là duy trì năng lượng và lượng đường ở trong máu, sự trao đổi chất giữa mẹ và tế bào não của bé phụ thuộc vào mức tiêu thụ đường trong máu.

4.3 Nhịn ăn khi ốm nghén

Khi mang thai, tình trạng bị nôn ói do ốm nghén thường xuyên xảy ra khiến nhiều mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Rất nhiều người cho rằng, khi nhịn ăn, cơ thể không được nạp thức ăn thì sẽ không bị nôn ói nữa. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé, có thể khiến mẹ suy kiệt và bé chậm phát triển. Để giảm tình trạng ốm nghén, thay vì nhịn ăn, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến thực phẩm để dễ ăn hơn.

4.4 Ăn cho hai người

Với suy nghĩ "mang thai là ăn cho hai người", các mẹ bầu thường cố gắng ăn nhiều thức ăn nhất có thể. Điều này dẫn đến tình trạng làm cho mẹ tăng cân không kiểm soát. Đây là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vô sinh thứ phát, các vấn đề tim mạch, đột quỵ, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi: “bà bầu nên ăn gì tốt cho thai nhi?”. Hãy chọn lựa thực phẩm thông minh và có chế độ ăn uống hợp lý trong suốt thai kỳ để chuẩn bị hành trang trí tuệ và sức khỏe tốt nhất cho con từ trong bụng các mẹ nhé!

 

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng