Cân nặng thai nhi - Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần tuổi thai

Ngày đăng: 13/10/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Phụ nữ mang thai ai cũng mong muốn em bé trong bụng được phát triển bình thường, khỏe mạnh. Vậy làm sao để biết thai nhi trong bụng có đạt chuẩn hay không? Hãy cùng nhà thuốc bảo minh tìm hiểu về "Cân nặng thai nhi và bảng cân nặng tiêu chuẩn cho thai nhi theo WH0"nhé. 

Bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi
Bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi

1. Cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn WHO

Cân nặng thai nhi là chỉ số phản ánh sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ. Nếu chỉ số đạt chuẩn chứng tỏ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngược lại nếu cân nặng thai nhi không đạt chuẩn mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xem rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này cho bé. 

Để biết chính xác chỉ số cân nặng của thai, ba mẹ có thể theo dõi bảng chiều dài và cân nặng thai nhi theo tiêu chuẩn của tổ chức Y Tế Thế Giới WHO. Tất cả các chỉ số được nghiên cứu theo từng tuần tuổi của thai kỳ và bắt đầu từ tuần thứ 8.

Tuổi thai nhi(Tuần)

Chiều dài (cm)

Cân nặng (gam)

Tuần 8

1,6

1

Tuần 9

2,3

2

Tuần 10

3,1

4

Tuần 11

4,1

45

Tuần 12

5,4

58

Tuần 13

6,7

73

Tuần 14

14,7

93

Tuần 15

16,7

117

Tuần 16

18,6

146

Tuần 17

20,4

181

Tuần 18

22,2

222

Tuần 19

24

272

Tuần 20

25,7

330

Tuần 21

27,4

400

Tuần 22

29

476

Tuần 23

30,6

565

Tuần 24

32,2

665

Tuần 25

33,7

756

Tuần 26

35,1

900

Tuần 27

36,6

1000

Tuần 28

37,6

1100

Tuần 29

39,3

1239

Tuần 30

40,5

1.396

Tuần 31

41,8

1.568

Tuần 32

43

1.755

Tuần 33

44,1

2000

Tuần 34

45,3

2200

Tuần 35

46,3

2.378

Tuần 36

47,3

2.600

Tuần 37

48,3

2.800

Tuần 38

49,3

3.000

Tuần 39

50,1

3.186

Tuần 40

51

3.338

Tuần 41

51,5

3.600

Tuần 42

51,7

3.700

Theo như bảng thống kê cho thấy bắt đầu từ tuần thứ 8 thai nhi bắt đầu phát triển trong bụng mẹ như một chấm tròn nặng khoảng 1 gam và dài 1,6cm.

Sang tuần thứ 9, 10 của thai kỳ mỗi tuần. Cân nặng của thai nhi tăng lên khoảng 1-2 gam và dài hơn 0,7-0,8cm. Thai nhi có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng và chiều dài bắt đầu từ tuần thứ 11. Bé có thể tăng hơn so với tuần trước 40 gram và dài hơn 1cm.

Bắt đầu từ tuần thứ 12 trở đi là thai nhi bắt đầu phát triển nhanh trong bụng mẹ. Ở tuần thai này, bé yêu sẽ có những thay đổi lớn về kích cỡ và cân nặng. Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy bụng mình to lên rõ rệt.

Trong những tuần tiếp theo cân nặng thai nhi bắt đầu to dần mỗi tuần tăng từ 2cm và khoảng 20 gam trở lên. Càng về những tháng cuối thai kỳ, khi này em bé đã lớn cả về chiều cao và cân nặng trong bụng mẹ. Em bé được sinh ra đời với cân nặng trung bình từ 3kg3 - 3kg7 cao khoảng 51cm-52cm.

Ý nghĩa bảng cân nặng của thai nhi

Bảng cân nặng của thai nhi ở trên giúp các mẹ có thể nhận thấy sự thay đổi của các con qua từng tuần thai. Bắt đầu từ tuần thứ 8 đến tuần 42 của thai kỳ.

Ý nghĩa bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần thai
Ý nghĩa bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần thai

Bảng cân nặng tiêu chuẩn WHO giúp các mẹ có thể đối chiếu và so sánh với cân nặng và chiều cao của bé yêu qua mỗi lần khám thai. Từ đó, mẹ có thể theo dõi quá trình phát triển của bé.

Từ đó có những thay đổi về chế độ dinh dưỡng, bổ sung thuốc bổ cho bà bầu cũng như luyện tập để giúp các con phát triển khỏe mạnh.

2. Các yếu tố tác động đến trọng lượng thai nhi

Trọng lượng thai nhi hay cân nặng thai nhi được tác động bằng một số yếu tố chính. Chẳng hạn, nó bao gồm các yếu tố như sau:

- Do yếu tố gen di truyền và khác biệt chủng tộc

Cân nặng thai nhi có thể tương đồng với vóc dáng của cha mẹ. Nếu cha mẹ đều nhỏ nhắn thì em bé trong bụng cũng có cân nặng và chiều cao thấp hơn. Ngược lại nếu cha mẹ đều cao, to thì con có khả năng sẽ con yêu sẽ dài và nặng nhỉnh hơn so với tiêu chuẩn.

Ở mỗi dân tộc thì có những chỉ số cân nặng và chiều cao thai nhi khác nhau. Ví dụ như: chiều cao tiêu chuẩn của thai nhi châu Á sẽ thấp hơn chiều cao trung bình của các bé châu Âu.

- Dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai

 Dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng quyết định đến cân nặng thai nhi trong bụng mẹ. Bé sẽ lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ lớn lên và phát triển. Cũng chính vì vậy mà sự phát triển và cân nặng của bé phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của mẹ.

Dinh dưỡng yếu tố tác động trực tiếp đến cân nặng thai nhi
Dinh dưỡng yếu tố tác động trực tiếp đến cân nặng thai nhi

Nếu mẹ nặng cân, cao lớn thì thai nhi trong bụng mẹ cũng mập mạp. Còn nếu mẹ gầy gò, khó tăng cân thì thai nhi nhiều khả năng cũng bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Mẹ bầu mắc bệnh cũng ảnh hưởng sức khỏe của bé

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh trong quá trình mang thai thì nó cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng.

Cụ thể như: Nếu mẹ bầu bị huyết áp cao thì ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi khiến em bé có cân nặng khi sinh thấp, hoặc sinh non. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thì em bé sinh ra sẽ nặng hơn bình thường. Vì lượng đường trong máu của mẹ có thể truyền qua nhau thai nhiều chất dinh dưỡng hơn nhu cầu nên phát triển hơn bình thường.

Bệnh tim, bệnh thận, hen suyễn, thiếu máu,... của mẹ có thể khiến em bé bị nhẹ cân. Do oxy và chất dinh dưỡng bị cản trở đến tim của em bé qua nhau thai nên em bé khi sinh có thể bị nhẹ cân hoặc sinh non.

- Số lượng thai nhi

 Mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai thì khả năng cao em bé sinh ra cân nặng thai nhi nhẹ hơn so với tiêu chuẩn. Do dinh dưỡng từ mẹ phải chia đều cho số thai nhi trong bụng. Vì vậy, số cân nặng của thai nhi có thể nhỏ hơn so với bình thường.

Số lượng thai nhi ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi trong thai kỳ
Số lượng thai nhi ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi trong thai kỳ

- Số lần sinh con

Bình thường con đầu lòng thường nhỏ hơn con thứ nhưng khi thời gian sinh đẻ giữa các lần sinh con là quá ngắn thì con thứ lại nhỏ hơn con đầu.

- Giới tính của thai nhi

Ngoài những vấn đề về dinh dưỡng, gen,... thì giới tính của thai nhi cũng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong bụng. Bình thường bé trai sẽ có cân nặng và chiều cao tốt hơn bé gái.

3. Cần làm gì khi cân nặng của con không đạt chuẩn

Nếu cân nặng thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai. Mẹ bầu nên tham khảo 1 số cách giúp tăng nhanh cân nặng cho bé yêu như sau:

- Tăng cường bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để thai nhi tăng cân và chiều cao đạt chuẩn. Thời gian này mẹ cần tích cực ăn thêm nhiều hơn để cân nặng tăng lên. Các thực phẩm giàu sắt, đạm, canxi được khuyến khích tăng thêm ở giai đoạn này.

- Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Ăn thêm nhiều bữa phụ giúp cơ thể cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

Mẹ cần làm gì khi cân nặng của con không đạt chuẩn
Mẹ cần làm gì khi cân nặng của con không đạt chuẩn

- Mẹ nên tập thể dục thể thao đều đặn và phù hợp với cơ địa của mình: đi bộ, đi bơi, yoga, thiền,...Đây đều là những động tác nhẹ nhàng phù hợp với mẹ bầu.

- Luôn giữ cho tinh thần thoái mái, vui vẻ. Tránh stress, căng thẳng.

- Hạn chế làm việc quá sức. Hãy giành thêm thời gian nghỉ ngơi giúp mẹ và bé khỏe mạnh.

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi hạn chế làm việc quá sức
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi hạn chế làm việc quá sức

-Thăm khám định kỳ hàng tháng để theo dõi chiều cao và cân nặng của thai nhi trong bụng. Từ đó, bác sĩ sẽ có tư vấn phù hợp và tốt hơn.

Bài viết trên là những tiêu chuẩn về cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi của WHO, các mẹ hãy tham khảo để có thể so sánh về chiều cao và cân nặng của em bé trong bụng mình xem bé có phát triển khỏe mạnh bình thường không nhé.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng