Chóng mặt khi mang thai và những thông tin cần biết

Ngày đăng: 01/12/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Chóng mặt là cảm giác lâng lâng, choáng váng thường xuất hiện khi ta đứng dậy quá nhanh. Tình trạng này cũng hay thường gặp ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của mẹ bầu. Vậy để có một thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ bầu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tình trạng chóng mặt khi mang thai và những thông tin cần biết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tình trạng chóng mặt khi mang thai

Chóng mặt khi mang thai thường có những biểu hiện nào? Triệu chứng này diễn ra thường xuyên có gây nguy hiểm không? Cùng đọc tiếp bài viết để tìm được câu trả lời nhé!

1.1. Triệu chứng của chóng mặt

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai khiến cho bà bầu cảm thấy quay cuồng, đi lại mất thăng bằng. Cơn chóng mặt thường xuất hiện khi mẹ bầu đột ngột ngồi xuống hay đứng dậy. 

Chóng mặt khi mang thai là một triệu chứng thường gặp
Chóng mặt khi mang thai là một triệu chứng thường gặp

Một vài biểu hiện để mô tả bệnh chóng mặt như: 

- Đầu óc quay cuồng, cảm thấy cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống.

- Cảm giác mất thăng bằng cơ thể trong trạng thái lâng lâng, quay cuồng và đứng không vững phải vịn vào một điểm cố định như tường, ghế,bàn, ...để có thể đứng vững.

- Cảm giác cơ thể như bị kéo về một hướng nhất định.

- Cảm thấy đau đầu. 

- Bắt đầu xuất hiện những cảm giác buồn nôn và toát nhiều mồ hôi hột đặc biệt là ở trán.

- Mặt tái nhợt, xanh xao, tim đập nhanh và thở gấp.  

- Ngoài ra còn một vài biểu hiện đi kèm như: đau đầu chóng mặt dẫn đến ù tai, nghe kém âm thanh nghe được rất nhỏ, vọng hoặc không nghe được gì từ ngoài. 

Chóng mặt ở bà bầu thường diễn ra bất ngờ và kết thúc trong vài phút, vài giờ một số mẹ bầu bị nặng có thể kéo dài cả ngày.

1.2. Chóng mặt có nguy hiểm không?

Chóng mặt thường gặp ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, tuy nhiên nó thường gặp nhất ở 3 tháng đầu khi mang thai. Chóng mặt là hiện tượng phổ biến thường không quá nguy hiểm tới mẹ bầu. Tuy nhiên, khi tình trạng chóng mặt kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và tâm lý của mẹ bầu. Đặc biệt, khi mẹ bầu bị chóng mặt cơ thể bị mất thăng bằng không đứng vững dẫn tới té ngã ảnh hưởng tới sức khỏe và nặng hơn nữa có thể dẫn đến sảy thai 

Ngoài ra, phụ nữ có thai có thể bị đau đầu, chóng mặt kéo dài có thể phát triển thành tiền sản giật gây co giật và hôn mê làm ảnh hưởng tới tính mạng của thai phụ và thai nhi đây là biến chứng nghiêm trọng nhất trong thai kỳ nên cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. 

Chóng mặt kéo dài có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi
Chóng mặt kéo dài có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi 

2. Chóng mặt khi mang thai do nguyên nhân gì?

Chóng mặt khi mang thai có thể là vấn đề liên quan đến lực thể yếu, do hormone khi mang thai tác động và một vài lý do khác sẽ được nêu sau đây: 

- Sự thay đổi nội tiết: Trong nửa đầu của thai kỳ sự thay đổi nội tiết tố khiến các mạch máu của thai phụ giãn ra và mở rộng điều này làm tăng lưu lượng máu đến em bé nhưng làm giảm huyết áp, làm chậm lưu lượng máu đến tim và não của mẹ bầu gây chóng mặt.

- Huyết áp thấp, thiếu máu não: Đầu và giữa thai kỳ do sự hình thành của nhau thai huyết áp giảm xuống ở một mức độ nhất định đó là hiện tượng sinh lí bình thường dẫn đến thiếu máu não, thiếu oxy trong máu dẫn đến chóng mặt, ói mửa.

- Ăn quá ít và lượng đường trong máu thấp: Vì quá trình ốm nghén diễn ra khiến cho phụ nữ mang thai thường xuyên bị nôn ói khiến mẹ bầu thường ăn rất ít và dẫn đến bị hạ đường huyết gây mệt mỏi toàn thân, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh.

- Thiếu máu: Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là nguyên nhân phổ biến gây ra chóng mặt và buồn nôn.

- Tư thế nằm: Trong nửa sau của thai kỳ, nằm ngửa khiến cho tử cung đang lớn lên chèn ép các tĩnh mạch lớn chạy lên cột sống của mẹ làm chậm máu từ chân trở về tim gây ra hiện tượng chóng mặt ở mẹ bầu.

3. Cần làm gì bị chóng mặt khi mang thai?

Mẹ bầu nên xử khi như thế nào khi gặp phải chóng mặt? Sau đây là một vài cách khiến mẹ bầu hạn cơn chóng mặt để có một thai kỳ khỏe mạnh.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có đủ năng lượng hạn chế hạ đường huyết. Cung cấp đủ sắt cho thai phụ để tránh bị thiếu máu. 

Cung cấp đủ sắt cho thai phụ để tránh thiếu máu
Cung cấp đủ sắt cho thai phụ để tránh thiếu máu

- Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc từ 8 đến 9 tiếng một ngày, tập thể thao phù hợp với bà bầu.

- Không giữ một tư thế trong một khoảng thời gian dài, hạn chế đứng quá lâu, ngồi sẽ tốt cho mẹ bầu hơn là đứng.

- Tránh thay đổi tư thế đột ngột, ngồi xuống, đứng lên từ từ.

- Trong những tháng cuối thai kỳ thì không nên nằm ngửa, tốt nhất là nằm nghiêng sang trái.

Cách xử lý tạm thời khi bị chóng mặt như sau: Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng chóng mặt tốt nhất nên ngồi hay nằm xuống, hạ thấp đầu. Hít thở sâu và mở cửa cho thoáng khí. Sau đó nên ăn nhẹ một bữa nhỏ để bổ sung lượng đường cho cơ thể.

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về tình trạng chóng mặt khi mang thai.  Chóng mặt là tình trạng phổ biến khi mang thai nên mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Chúc mẹ bầu và thai nhi luôn có một sức khỏe ổn định!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng