Những vấn đề cần biết về chuột rút khi mang thai

Ngày đăng: 21/12/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Chuột rút khi mang thai là một vấn đề thường gặp, gây không ít những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!

1. Chuột rút khi mang thai là gì?

Chuột rút hay vọp bẻ là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Biểu hiện của tình trạng này là cơ bị co thắt đột ngột gây đau dữ dội khiến cho người bệnh không thể cử động được. 

Chuột rút có thể xảy ở tất cả các vị trí song hay xảy ra ở bàn chân, bắp chân, đùi, cơ bụng và bàn tay. Tình trạng này có thể bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ, thai càng lớn, tần suất xuất hiện chuột rút càng dày đặc gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của các mẹ bầu. 

Chuột rút khi mang thai là tình trạng thường gặp
Chuột rút khi mang thai là tình trạng thường gặp

Mẹ bầu có thể gặp chuột rút vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên, ban đêm thường gặp nhiều hơn cả. Hầu hết các tình trạng chuột rút thường không nghiêm trọng hay để lại hậu quả và sẽ tự hết sau khi thai kỳ kết thúc mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, nếu chuột rút kèm theo các biểu hiện như ra huyết, đau dữ dội vùng bụng kèm tăng thân nhiệt thì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm, lúc này mẹ bầu cần tới ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.

2. Nguyên nhân của chuột rút khi mang thai

Nguyên nhân gây tình trạng chuột rút khi mang thai hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ, tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng tình trạng này có thể đến từ một số các yếu tố như:

- Sự tăng nhanh của trọng lượng cơ thể khi mang thai làm tăng áp lực lên các cơ ở chân gây chuột rút.

- Cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung ngày càng to lên chèn ép vào các mạch máu và thần kinh, cản trở quá trình vận chuyển máu từ ngoại vi về trung tâm và ngược lại, các cơ bắp ít được nuôi dưỡng do đó có cảm giác đau, khó chịu.

- Khi tử cung lớn dần, hệ thống dây chằng cũng bị kéo dãn điều này dễ dẫn đến các cơn đau nhức, co rút cơ vùng bụng. 

- Thiếu canxi: Những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của em bé trong bụng, nếu canxi bổ sung không đủ, canxi sẽ được huy động từ chính cơ thể mẹ. Các cơ bắp thiếu canxi dẫn đến đau nhức, co rút và căng cứng cơ.

- Chế độ ăn thiếu các khoáng chất như kali, magie cũng góp phần gây nên tình trạng chuột rút.

Nguyên nhân chuột rút khi mang thai là gì?
Nguyên nhân chuột rút khi mang thai là gì?

Ngoài các nguyên nhân trên thì chuột rút còn có thể gây ra do vận động quá sức, giữ một tư thế quá lâu hoặc quá trình rối loạn nước, điện giải trong cơ thể mẹ bầu.

3. Cần làm gì để khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai?

Những cơn chuột rút thường xảy ra đột ngột dễ khiến các mẹ bầu lúng túng không biết phải làm gì. Tuy nhiên, nếu áp dụng những lời khuyên dưới đây có thể sẽ khiến cơn chuột rút của mẹ bầu biến mất nhanh chóng, cụ thể:

Khi bị chuột rút ở bắp chân hay bàn chân, mẹ bầu nên lập tức duỗi thẳng chân, gập bàn chân vuông góc với cẳng chân, các ngón chân cong về phía ống chân sau đó massage phần bắp chân, đùi và bàn chân để làm nóng các cơ vùng này. Sử dụng túi chườm nóng lên vùng cơ bị căng cứng cũng giúp cải thiện hiệu quả tình trạng chuột rút. 

Khi các triệu chứng căng cứng cơ có dấu hiệu giảm, mẹ bầu nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để giải phóng cơ, điều này sẽ giúp mẹ bầu đỡ đau và dễ chịu hơn nhiều. 

4. Phòng ngừa chuột rút khi mang thai bằng cách nào?

Tình trạng chuột rút khi mang thai có thể được phòng ngừa một cách hiệu quả nếu mẹ bầu áp dụng một số phương pháp sau:

4.1. Bổ sung canxi đầy đủ

Canxi là một yếu tố quan trọng gây nên chuột rút ở mẹ bầu. Để khắc phục điều này, mẹ bầu nên chú trọng vào việc bổ sung canxi đầy đủ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng cuối, bởi đây là thời kỳ thai nhi cần lượng canxi nhiều nhất để phát triển. 

Bổ sung đầy đủ canxi trong thai kỳ giúp khắc phục tình trạng chuột rút
Bổ sung đầy đủ canxi trong thai kỳ giúp khắc phục tình trạng chuột rút

Mẹ bầu nên bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi như: sữa, sữa chua, phô mai, các loại hải sản, trứng, đậu phụ và các loại đậu, hạt. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên sử dụng các loại viên uống bổ sung canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng gây các cơn co giật, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm canxi vào trong tĩnh mạch để duy trì hàm lượng canxi trong máu.

4.2. Chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm giàu canxi mẹ bầu cũng nên duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đa dạng các nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi. 

Người ta nghiên cũng nghiên cứu chuột rút có liên quan đến kali và magie, do đó, bổ sung những thực phẩm chứa những chất này cũng là điều cần thiết để phòng tránh chuột rút xảy ra.

Chuối là một thực phẩm rất tốt cho phụ nữ có thai, không những cung cấp năng lượng cho cơ thể, chuối còn chứa nhiều kali và vitamin B6 giúp giảm phù nề, giảm nguy cơ chuột rút và hạn chế các triệu chứng liên quan đến ốm nghén. Do vậy, các mẹ bầu nên thường xuyên sử dụng chuối trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày để đáp ứng đủ lượng nước cơ thể cần, tránh mất nước gây rối loạn điện giải sẽ làm tăng nguy cơ gây co cứng cơ.

Chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất giúp phòng ngừa chuột rút khi mang thai
Chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất giúp phòng ngừa chuột rút khi mang thai

4.3. Luyện tập và nghỉ ngơi phù hợp

Thường xuyên vận động cơ thể, đặc biệt là đôi chân sẽ giúp giảm nguy cơ chuột rút. Mẹ bầu duy trì thói quen đi bộ hàng ngày để cơ bắp được hoạt động, máu huyết lưu thông, vừa giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, vừa giúp hạn chế chuột rút chảy ra. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh đứng hay ngồi quá lâu dễ khiến các cơ bị mỏi, căng cứng.

Thực hiện các động tác co duỗi chân, tay hay đạp xe đạp đứng yên vài phút trước đi ngủ cũng là một cách giúp phòng ngừa chuột rút hiệu quả mà các mẹ bầu nên áp dụng.

4.4. Thay đổi thói quen hàng ngày

Tắm nước ấm kết hợp với xoa bóp tay, chân hàng ngày sẽ giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn từ đó ngăn chặn chuột rút xảy ra. Bên cạnh đó, nằm nghiêng và kê chân lên gối mềm cũng giúp mẹ bầu thoải mái hơn và giảm nguy cơ chuột rút.

Mặc dù gây không ít những khó chịu cho mẹ bầu song tình trạng chuột rút hầu như không nguy hiểm và tự hết sau sinh mà không cần điều trị. Do đó mẹ bầu không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng này. Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề chuột rút ở phụ nữ mang thai. Hi vọng bài viết đã giúp giải đáp cho mẹ bầu những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Chúc mẹ bầu thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm: Đau lưng khi mang thai

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng