Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu không nên bỏ qua

Ngày đăng: 03/06/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi nếu không được kiểm soát tốt. Việc nhận biết các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có vai trò quan trọng để con phát triển bình thường đồng thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Bình thường, lượng đường huyết sẽ được điều hòa bởi insulin có trong tuyến tụy. Trong đó, các chỉ số đường huyết bình thường là:

Lúc đói: đường huyết =< 92mg/dl

Sau ăn 1 giờ: đường huyết =< 180mg/dl

Sau ăn 2 giờ: đường huyết =< 153mg/dl

Thai phụ sẽ được chẩn đoán đái tháo đường nếu có 2 kết quả bằng hoặc vượt lên các giới hạn trên.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Nguyên nhân gây ra tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ là do trong quá trình phát triển của thai nhi, nhau thai tiết ra một số hormone nội tiết gây ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin của đảo tụy.

Lượng insulin trong máu không đủ sẽ dẫn đến lượng đường huyết cao, gây ra tiểu đường thai kỳ..

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ có thể quan sát là:

- Cân nặng bị giảm không rõ nguyên nhân.

- Thường xuyên cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối.

- Thị lực giảm trong thời gian ngắn.

- Các vết thương hở, vết trầy xước lâu lành.

- Vùng kín bị nhiễm nấm ngứa, khó vệ sinh sạch.

- Nước tiểu sẫm màu và có kiến bâu vào.

- Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Hay mệt mỏi, kiệt sức.

- Ăn nhiều không kiểm soát….

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Biến chứng khi bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Dưới đây là một số ảnh hưởng đến sức khỏe khi bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối:

Ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ

- Ảnh hưởng tới chức năng thận: Suy giảm chức năng bài tiết, lọc thải.

- Ảnh hưởng thị lực: Tăng nhãn áp, bong võng mạc, giảm tầm nhìn, có thể gây mù lòa.

- Ảnh hưởng thần kinh: Đau nhức toàn bộ cơ thể, rối loạn thần kinh.

- Nhiễm toan máu: Biến chứng nghiêm trọng gây rối loạn điện giải và nhiễm toan máu. Không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hôn mê, phù não, nặng hơn có thể gây tử vong.

- Tăng huyết áp, tăng nguy cơ tiền sản giật, sản giật.

- Băng huyết khi sinh và khó sinh.

- Bong nhau thai non, sinh non, sảy thai.

- Nhiễm khuẩn niệu.

Ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Tăng tỉ lệ dị tật ở thai nhi
Tăng tỉ lệ dị tật ở thai nhi

- Tăng tỉ lệ dị tật.

- Rối loạn tăng trưởng.

- Nguy cơ các bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, suy hô hấp hay vàng da sơ sinh.

- Tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường.

Cách phòng tránh và kiểm soát tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ

Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với chế độ luyện tập thích hợp. Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và kiểm soát được đái tháo đường thai kỳ:

Tập thể dục, vận động nhẹ thường xuyên

Đây là một cách giúp mẹ cân bằng lượng thức ăn và kiểm soát đường huyết. Mỗi ngày, mẹ nên dành khoảng 30 phút vận động nhẹ và ít nhất 5 lần một tuần sẽ giúp mẹ phòng tránh được tiểu đường thai kỳ.

Bơi lội, yoga, đi bộ… là những bộ môn mẹ có thể áp dụng trong thời gian này.

Tập thể dục, vận động nhẹ thường xuyên giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Tập thể dục, vận động nhẹ thường xuyên giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý

Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.

Theo dõi thường xuyên hàm lượng glucose  máu

Mẹ cần kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng hơn bình thường và việc thay đổi đường huyết cũng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Uống insulin khi cần

Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu dùng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Trên đây là những nguyên nhân, cách phòng tránh và dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Hi vọng qua những kiến thức trong bài viết sẽ hữu ích cho mẹ trong việc phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng