Tê tay, đau lưng khi mang thai-10 mẹ thì 9 mẹ đều bị

Ngày đăng: 24/12/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Mang thai ắt hẳn là một trải nghiệm thú vị đối với mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, đây cũng là một quá trình đầy khó khăn do những biến đổi trong cơ thể gây không ít những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tê tay, đau lưng khi mang thai là những vấn đề thường gặp hơn cả. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì cũng như làm thế nào để giải quyết? Chúng ta cùng đi làm sáng tỏ vấn đề này thông qua bài biết dưới đây!

1. Triệu chứng bà bầu bị đau lưng, tê tay chân

Đau lưng là triệu chứng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai, thường xuất hiện từ tuần thai thứ 18, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp xuất hiện sớm hơn ở tam cá nguyệt thứ nhất. Tình trạng này thường nặng nề nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ và giảm dần sau khi sinh với các triệu chứng như cảm giác đau nhức, cứng khớp vùng lưng, hông thậm chí lan xuống cả phần mông và đùi làm thai phụ khó khăn khi cúi gập người hay đứng lên, ngồi xuống.

Đau lưng là triệu chứng thường gặp nhất khi mang thai
Đau lưng là triệu chứng thường gặp nhất khi mang thai 

Cũng giống như đau lưng, rất nhiều mẹ bầu gặp hiện tượng tê tay, chân trong giai đoạn mang bầu. Tình trạng này thường xuất hiện từ tháng thứ 5 trở đi và có xu hướng tăng lên ở những tháng cuối của thai kỳ. 

Tê tay chân thường hay xuất hiện vào lúc ngủ. Ban đầu, các triệu chứng chỉ đơn giản như cảm giác tê tê, kiến bò ở các đầu chi, tuy nhiên, càng về sau các triệu chứng càng rõ, thai phụ có thể thấy đầu chi nóng bừng và đau buốt, đôi khi kèm theo mất cảm giác ở những khu vực này. Thậm chí, đến tháng thứ 8 và thứ 9 của thai kỳ, các triệu chứng này có thể lan ra cả mặt, cổ, mông, đùi, bàn tay, bàn chân khiến cho mẹ bầu rất khó chịu.

2. Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng khi mang thai, tê tay chân

Đau lưng, tê tay chân khi mang thai là những triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các triệu chứng này?

2.1. Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng ở bà bầu, có thể kể đến như tăng cân, sự thay đổi tư thế, thay đổi hormon hoặc liên quan đến tâm lí của thai phụ. Cụ thể:

Khi mang thai, cân nặng có sự thay đổi khá lớn. Trung bình phụ nữ mang thai thường tằng 11-16kg trong suốt thai kỳ, sự gia tăng này làm tăng gánh nặng cho cột sống, bên cạnh đó, sự phát triển của tử cung và thai nhi cũng làm tăng áp lực lên vùng lưng và khung chậu gây đau.

Ngoài ra, khi bụng bầu lớn sẽ kéo cột sống thắt lưng ưỡn cong về phía trước. Để đảm bảo cân bằng, người mẹ thường có xu hướng ngả lưng về phía sau làm căng cơ vùng này gây đau nhức.

Một yếu tố khác tác động lên tình trạng đau lưng của mẹ bầu đó chính là sự thay đổi hormon trong cơ thể. Trong suốt quá trình mang thai hormone relaxin sẽ được tiết ra giúp các cơ, khớp, dây chằng vùng chậu trở nên lỏng lẻo, đáp ứng phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chính điều này lại là một tác nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng đau lưng của các mẹ bầu.

Thay đổi hormone là một trong những nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai
Thay đổi hormone là một trong những nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai 

Ngoài các yếu tố kể trên thì căng thẳng trong thai kỳ cũng là một yếu tố làm nặng hơn tình trạng đau lưng ở các mẹ bầu.

2.2. Nguyên nhân gây tê tay, chân khi mang thai

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng tê tay, chân ở mẹ bầu là do các mạch máu bị chèn ép, gây cản trở lưu thông máu đến các đầu chi gây nên biểu hiện tê bì, nhức mỏi. Hiện tượng chèn ép này gây ra do quá trình tăng cân nhanh chóng của các mẹ bầu trong thai kỳ, đối với những mẹ bầu bị phù, hiện tượng tê bì này càng trở nên trầm trọng.

Tình trạng tê tay, chân cũng có thể do mẹ bầu bị mắc hội chứng ống cổ tay trong quá trình mang thai. Đây là hiện tượng các dây thần kinh vùng cổ tay bị chèn ép, dẫn đến lưu lượng tuần hoàn giảm ở những khu vực mà thần kinh này chi phối. Đa số, hội chứng này sẽ giảm và hết sau khi sinh, song, nếu tình trạng không cải thiện, mẹ bầu có thể cần đến sự can thiệp chuyên sâu hơn.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố liên quan đến tình trạng này. Mẹ bầu có thể bị tê tay, chân nếu không đảm bảo một số chất cần thiết như canxi, magie, vitamin nhóm B hay acid folic trong chế độ ăn uống hàng ngày.

3. Bà bầu bị đau lưng, tê tay chân phải làm sao?

Để giảm bớt tình trạng đau lưng hay tê tay, chân trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần áp dụng một số lời khuyên sau:

- Thường xuyên luyện tập thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn và độ dẻo dai của xương khớp. Các môn thể thao tốt cho mẹ bầu có thể kể đến như đi bộ, yoga, bơi lội.

- Tư thế đúng: Tập đứng và ngồi thẳng lưng, mẹ bầu cũng nên có một gối tựa trên ghế khi ngồi. 

- Nằm ngủ trên nệm có độ mềm vừa phải, tốt nhất mẹ bầu nên nằm nghiêng và sử dụng gối bà bầu để kê bụng và lưng khi ngủ.

- Hạn chế mang vác vật nặng cũng như các động tác cần cúi gập người quá mức. 

- Mang giày bệt thay cho giày cao gót, sử dụng quần áo rộng rãi, mát mẻ.

- Mang đai trợ lực khi bụng bầu quá nặng.

Thường xuyên luyện tập thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh
Thường xuyên luyện tập thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh

- Thường xuyên xoa bóp vùng tay, chân bị tê, nhất là khi vận động nhiều điển hình trong công việc đánh máy.

- Chườm ấm hoặc chườm lạnh kết hợp với massage nhẹ nhàng vùng lưng đau hay tay, chân bị tê bì sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và cải thiện đáng kể tình trạng này.

- Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đặc biệt là các dưỡng chất quan trọng như canxi, magie, vitamin B1 hay acid folic. Để đảm bảo điều này, mẹ bầu nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm như trứng, sữa, đậu, hải sản, rau xanh và trái cây trong các bữa ăn hàng ngày của mình.

Đau lưng hay tê tay, chân là những biểu hiện thường gặp khi mang thai, do đó mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, hãy luôn giữ một tâm trạng bình tĩnh, lạc quan để đón chờ những điều kì diệu phía trước. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các mẹ bầu hiểu hơn về tình trạng đau lưng, tê tay, chân khi mang thai. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng