Các dị tật thai nhi bố mẹ cần biết

Ngày đăng: 03/06/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Dị tật thai nhi phát hiện sớm sẽ được can thiệp kịp thời và gây ảnh hưởng ít nhất đến mẹ bầu và thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bố mẹ nguyên nhân gây ra dị tật thai nhi và những dị tật bẩm sinh thường gặp. 

Nguyên nhân gây dị tật thai nhi

Để có thể phòng tránh được các dị tật bẩm sinh cho con, bố mẹ cần biết được nguyên nhân dẫn đến dị tật  thai nhi là gì. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho con.

Mẹ mang bầu khi tuổi bố mẹ đã cao

Theo nghiên cứu, khi người mẹ mang thai đã ngoài 35 tuổi hoặc bố trên 50 tuổi thì sinh con ra có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh hơn những người trẻ tuổi. Bởi khi tuổi càng cao thì chất lượng trứng và tinh trùng bị suy giảm. Dẫn đến quá trình phân chia của các nhiễm sắc thể trong tế bào bị rối loạn, dẫn đến các bất thường di truyền, gây ra các dị tật không mong muốn.

Mẹ mang bầu khi tuổi bố mẹ đã cao là nguyên nhân gây dị thật thai nhi
Mẹ mang bầu khi tuổi bố mẹ đã cao là nguyên nhân gây dị thật thai nhi

Trong giai đoạn mang thai mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh

Nếu mẹ bị nhiễm những loại vi rút như Herpes, Cytomegalo, Rubella… thì sẽ làm tăng tỉ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, các bệnh mạn tính như lupus ban đỏ, đái tháo đường cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

Bố mẹ có tiền gia đình sử sinh con ra bị dị tật hoặc mắc các bệnh do di truyền

Khi thai nhi có bố hoặc mẹ mắc các bệnh về di truyền thì khả năng mang dị tật sẽ cao hơn ở những bố mẹ không mắc bệnh. Không những vậy, nếu bố mẹ có tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh, sinh non, dị dạng thì nguy cơ thai nhi bị dị tật cũng tăng lên.

Trong quá trình mang thai có tiếp xúc với phóng xạ hoặc những chất có hại cho cơ thể

Một nguyên nhân nữa cũng gây nên nguy cơ cao sinh con ra bị dị tật đó là người mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại như phóng xạ, thuốc trừ sâu, rượu, thuốc lá…..

Chụp X- quang trong lúc mang thai cũng có thể khiến con bị dị tật nghiêm trọng. Do đó, mẹ cần chắc chắn rằng mình không mang thai khi tiến hành chụp X quang hoặc không chụp X quang khi mang thai để không gây ảnh hưởng đến con.

Thai phụ tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai gây ra dị tật thai nhi

Thai phụ tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai
Thai phụ tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai

Có 1 số thuốc được khuyến cáo là chống chỉ định hoặc thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Việc tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ trong khi mang thai sẽ gây tăng nguy cơ dị tật cho con.

Do vậy, thai phụ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình mang thai

Chúng ta đều biết rằng, tâm lý của người mẹ trong lúc mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con.

Một số nghiên cứu đã cho rằng, khi mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ gây tăng nguy cơ dị tật như hở hàm ếch, sứt môi…

Các dị tật bẩm sinh ở thai nhi thường gặp 

Một số dị tật bẩm sinh thường gặp ở thai nhi là:

Hở hàm ếch hay sứt môi là dị tật thai nhi thường gặp

Hở hàm ếch hay sứt môi là dị tật thai nhi thường gặp
Hở hàm ếch hay sứt môi là dị tật thai nhi thường gặp

Theo thống kê, cứ 500 trẻ được sinh ra thì có 1 trẻ có khiếm khuyết ở hàm hoặc môi. Các dị tật này ở thai nhi được phát hiện khi thai nhi ở 21 đến 24 tuần tuổi.

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ sinh ra mang các dị tật này, có thể kể đến là: môi trường sống có nhiều chất độc hại, do di truyền, sử dụng thuốc có hại cho thai nhi, nhiễm trùng…..

Bệnh tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh thường được phát hiện ở tuần thai 21 đến 24 thông qua siêu âm thai, siêu âm tim hoặc chụp MRI…

Nguyên nhân là do trong quá trình hình thành và phát triển tim và các mạch máu của con, mẹ có sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy, sử dụng thuốc không hợp lý hay bị nhiễm 1 số vi rút….

Đây là bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao bậc nhất ở trẻ sơ sinh. Theo đó, chỉ có 1% trẻ bị dị tật tim bẩm sinh có thể sống sót sau khi ra đời.

Trẻ sinh ra bị mắc hội chứng Down

Trẻ sinh ra bị mắc hội chứng Down
Trẻ sinh ra bị mắc hội chứng Down

Hội chứng Down là những trẻ sinh ra bị thừa NST số 21. Ở những trẻ bị hội chứng này, có tới 50% là bị chậm phát triển trí tuệ và thính giác.

Từ tuần 12 đến 14, mẹ có thể siêu âm và làm các xét nghiệm sàng lọc để kiểm tra dị tật này.

Dị tật ở bàn chân

Đây là dị tật hay gặp nhất ở thai nhi nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khi ở trong tử cung, bàn chân của thai bị bị chèn ép do sai tư thế. Cũng như hội chứng down hay bệnh tim bẩm sinh, dị tật ở bàn chân thường được phát hiện ở tuần 12 đến 14 của thai kỳ.

Hội chứng Edwards

Hội chứng Edwards xảy ra do thai nhi thừa 1 NST số 18, đây là một trong những rối loạn di truyền hiếm gặp. Hội chứng này khiến trẻ dễ sinh non, sinh ra nhẹ cân, đầu dài, hẹp, tai thấp…

Trên đây là những nguyên nhân và các dị tật thai nhi có thể gặp. Hi vọng qua bài viết này, bố mẹ sẽ có thêm những thông tin về dị tật bẩm sinh và cách phòng tránh được dị tật bẩm sinh cho con.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng