Chế độ dinh dưỡng bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ - Avisure

Ngày đăng: 31/03/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Chính vì vậy,  cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ để bé có thể phát triển một cách tốt nhất.

1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Có thể nói 3 tháng đầu là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Đây là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển của 6 tháng tiếp theo. Hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển ở tuần thứ 4 của thai kỳ. Đến tuần thứ 6 não và tủy sống cũng được hình thành. Đến cuối tuần thứ 12 các bộ phận trên cơ thể được hình thành đầy đủ. 

Để con có thể phát triển một cách toàn diện thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nếu mẹ không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho con có thể dẫn đến tình trạng dị tật, suy dinh dưỡng, sảy thai sớm. Mẹ bầu cần được kiểm tra về tình trạng dinh dưỡng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết theo khuyến cáo của bác sĩ. Những dưỡng chất mẹ cần bổ sung đầy đủ trong suốt giai đoạn 3 tháng đầu là acid folic, sắt, vitamin D, kẽm,...

Mẹ có thể bổ sung các chất quan trọng như acid folic, sắt, kẽm, iod qua các loại thực phẩm như đậu xanh, rau cải xanh, tôm, cua, các loại hạt, rong biển, sữa,... Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ làm mẹ bầu không thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết từ chế độ ăn. Do đó, để đảm bỏ chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ có thể sử dụng thêm một số sản phẩm bổ sung vitamin, acid folic, sắt,... như avisure mama, avisure safoli,...

Bên cạnh đó, để giảm bớt tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu mẹ bầu nên kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng 20 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này.

2. Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

3 tháng giữa thai kỳ bà bầu cần bổ sung thêm sắt, acid folic
3 tháng giữa thai kỳ bà bầu cần bổ sung thêm sắt, acid folic

Giai đoạn 3 tháng giữa là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bổ sung dưỡng chất cho thai nhi. Bước vào tuần thứ 13 em bé đã bắt đầu phát triển não bộ, xương, chân tay, các đặc điểm trên khuôn mặt. Do vậy việc bổ sung dinh dưỡng của mẹ phải tăng gấp 2-3 lần bình thường. Trong 3 tháng giữa của thai kỳ nếu bà bầu tăng từ 4-5 kg thì coi như đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Ở giai đoạn này, mẹ vẫn cần bổ sung acid folic, sắt, kẽm, thêm vào đó mẹ nên bổ sung protein tăng gấp 2 lần để đáp ứng nhu cầu protein trong giai đoạn này.

Chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé trong giai đoạn này. Mẹ bầu nên lựa chọn các thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Mẹ bầu nên bổ sung 5 phần hoa quả và rau xanh mỗi ngày. Rau xanh như rau cải bắp, cải xoăn, súp lơ xanh,... sẽ cung cấp thêm acid folic và sắt cho mẹ, hoa quả tươi sẽ cung cấp thêm các loại vitamin.
  • Sữa ít béo: cung cấp canxi cho sự phát triển của thai nhi. Hàng ngày, nên uống từ 2-3 cốc sữa để cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết mẹ nhé.
  • Sử dụng tinh bột trong các bữa ăn: cơm, bánh mì, ngũ cốc,... Bạn nên lựa chọn sử dụng các loại ngũ cốc trong thành phần có bổ sung sẵn acid folic.
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều protein để đáp ứng nhu cầu protein tăng cao: thịt, cá, trứng,...
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều DHA để tốt cho sự phát triển trí não, thị lực của bé: cá hồi, cá trích,...
  • Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để có thể bổ sung được đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của bé yêu.
Ăn thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến mẹ dễ bị tiểu đường thai kỳ
Ăn thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến mẹ dễ bị tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tránh nhóm các thực phẩm sau để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Không ăn quá nhiều đồ ngọt vì có thể nguy cơ gây tiểu đường trong thai kỳ.
  • Hạn chế ăn gan hoặc các món ăn chế biến từ gan động vật: trong gan động vật có chứa nhiều vitamin A, khi mẹ sử dụng nhiều sẽ gây ra tích lũy vitamin A và từ đó có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho bé.
  • Hạn chế sử dụng các loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu,...vì rất dễ gây táo bón ở mẹ bầu.
  • Hạn chế sử dụng cafe, các chất có cồn, chất kích thích.
  • Giảm lượng bột ngọt trong khẩu phần ăn vì các chất này rất có thể gây ra tình trạng phù.

Nếu mẹ không thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn thì mẹ có thể sử dụng các viên uống có chứa acid folic, sắt, kẽm, canxi, vitamin D,...để con có thể phát triển một cách tốt nhất nhé.

3. Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần tăng cường bổ sung protein
3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần tăng cường bổ sung protein

3 tháng cuối của thai kỳ là lúc bé cần nhiều protein để phát triển cơ, mô. Vì vậy nhu cầu protein trong giai đoạn này rất cao, lượng protein mẹ cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 70g. Nếu mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sinh ra rất dễ bị suy dinh dưỡng. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ sinh ra đủ dinh dưỡng sẽ có IQ cao hơn trẻ suy dinh dưỡng. Bên cạnh bổ sung protein mẹ cũng cần phải bổ sung canxi, sắt, chất béo, các vitamin để bé phát triển toàn diện nhất.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ nên lựa chọn các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều protein: các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu,...sẽ cung cấp cho mẹ lượng protein từ 70-90g theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Thực phẩm giàu sắt: rau xanh, nho, hạt bí ngô, đậu nành, thịt đỏ, thịt gia cầm,...
  • Thực phẩm giàu canxi: bổ sung canxi trong giai đoạn này sẽ hỗ trợ cho việc phát triển xương của bé. Canxi có nhiều trong sữa, phô mai, sữa chua,...
  • Thực phẩm giàu acid folic: acid folic có nhiều trong các thực phẩm như rau có màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,... Mẹ nhớ bổ sung đầy đủ lượng acid folic trong giai đoạn này để hỗ trợ cho sự phát triển hệ thống thần kinh của bé nhé.
  • Thực phẩm giàu DHA: cung cấp một lượng DHA khoảng 200mg một ngày sẽ giúp não bộ của bé phát triển tốt. Thực phẩm giàu DHA cũng rất phong phú, như dầu cá, quả óc chó, hạt lanh,...mẹ hoàn toàn có thể bổ sung trong khẩu phần ăn của mình.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, bông cải xanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: bổ sung chất xơ vừa ngăn chặn được tình trạng táo bón trong thai kỳ, vừa có tác dụng làm sạch mật. Chất xơ nên được thêm vào khẩu phần ăn của bà bầu đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: trái cây, các loại đậu, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,...
Mẹ nên lựa chọn thực phẩm giàu sắt
Mẹ nên lựa chọn thực phẩm giàu sắt

Bà bầu có thể tham khảo thực đơn dưới đây để cung cấp đủ dinh dưỡng cho 3 tháng cuối của thai kỳ:

  • Sáng: Phở, nước cam.
  • Bữa phụ 1: Sữa
  • Trưa: 2 chén cơm, rau cải xào (luộc), đậu phụ non sốt thịt bò bằm, canh rong biển, chuối
  • Bữa phụ 2: bánh mì
  • Bữa chiều: 2 chén cơm, cá thu kho, canh cải bó xôi, súp lơ xanh xào thịt bò, thanh long.
  • Bữa tối: Sữa.

Để bé yêu có thể phát triển một cách toàn diện thì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cho từng giai đoạn phát triển của thai kỳ là vấn đề cần quan tâm hàng đầu.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

Sản phẩm bán chạy

Viên uống chữa viêm loét dạ dày, đại tràng Bảo việt Khang
168.000đ130.000đ23%
Giảm
Đã bán: 600
Gạc rỡ lưỡi Avisure Dr.Clean
120.000đ105.000đ13%
Giảm
Đã bán: 500
combo vitamin sát avisure
700.000đ665.000đ5%
Giảm
Đã bán: 1154
Mộc Kiện Linh
650.000đ598.000đ8%
Giảm
Đã bán: 29

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng