Dọa sinh non: Dấu hiệu và cách phòng ngừa dọa sinh non

Ngày đăng: 25/04/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Theo tổ chức y tế thế giới, sinh non là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh tử vong. Việc phát hiện sớm được những dấu hiệu dọa sinh non sẽ giúp giảm tỉ lệ này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về dấu hiệu và cách phòng ngừa dọa sinh non.

1. Dọa sinh non là gì?

Dọa sinh non được định nghĩa là hiện tượng trẻ có dấu hiệu muốn ra đời nhưng chưa đến ngày dự sinh. Lúc này, mẹ bầu xuất hiện những cơn đau co thắt tử cung từ tuần thứ 22 đến tuần 37 của thai kỳ.

Dọa sinh non là gì?
Dọa sinh non là gì?

Những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng dọa sinh non là: 

- Hút thuốc trong quá trình mang thai.

- Mẹ bầu bị thừa cân hoặc thiếu cân.

- Mang thai ở độ tuổi thiếu niên hoặc ngoài 40 tuổi.

- Sử dụng các chất kích thích trong thời gian thai kỳ.

- Có tiền sử gia đình chuyển dạ sớm, huyết áp cao, tiểu đường, tiền sản giật, rối loạn đông máu…

- Mang đa thai.

- Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ không hợp lý.

- Thụ tinh ống nghiệm hoặc trẻ bị dị tật khi mang thai.

- Khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn (Dưới 18 tháng).

2. Dấu hiệu dọa sinh non

Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu mẹ bầu cần quan tâm
Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu mẹ bầu cần quan tâm

Một số dấu hiệu sớm của dọa sinh non mà mẹ không nên bỏ qua là:

- Mẹ bầu thường xuyên bị đau lưng dưới. Cường độ đau sẽ không giảm khi mẹ thay đổi những tư thế khác.

- Đau co thắt từng cơn > 10 phút.

- Âm đạo tăng tiết dịch hoặc ra máu.

- Đau bụng dưới, đôi khi có kèm theo tiêu chảy.

- Rỉ nước ối.

- Mẹ bầu bị xuất hiện các triệu chứng như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, cảm cúm.

Khi thai phụ có các dấu hiệu dọa sinh non hoặc thuốc nhóm đối tượng nguy cơ cao nên đến thăm khám bác sĩ sớm để có biện pháp giúp kéo dài thai kỳ hợp lý.

3. Cần làm gì khi bị dọa sinh non

Khi có các dấu hiệu dọa sinh non, mẹ bầu cần:

- Tư thế nằm:

Mẹ bầu nằm nghiêng sang trái thì sẽ tốt hơn. Điều này sẽ giúp giảm tải áp lực của tử cung lên nội tạng và hệ tuần hoàn. Từ đó máu và các chất dinh dưỡng có thể đến để nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn.

- Hạn chế vận động, thậm chí là nằm bất động 1 chỗ để tránh động thai.

- Chế độ dinh dưỡng: Cần bổ sung canxi, sắt, vitamin và các khoáng chất khác… từ các bữa ăn hàng ngày hoặc các thực phẩm bổ sung.

- Thăm khám thai đúng lịch hẹn để phát hiện sớm nguy cơ sinh non.

Bà bầu nên nằm nghiêng sang trái
Bà bầu nên nằm nghiêng sang trái

4. Cách phòng ngừa dọa sinh non

Sinh non khá nguy hiểm đối với trẻ do lúc này trẻ chưa hoàn thiện các chứng năng sinh lý của cơ thể. Vì vậy, để phòng tránh sinh non cũng như dọa sinh non, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Không để tình trạng thừa cân hoặc nhẹ cân khi mang bầu.

- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không vận động mạnh, mang vác nặng khi mang thai.

- Không sử dụng bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác gây ảnh hưởng đến thai kỳ.

- Kiểm soát tốt các bệnh lý gây nguy cơ dọa sinh non như tiểu đường, nhiễm trùng, huyết áp cao…

- Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng stress.

- Kiêng quan hệ tình dục để hạn chế các cơn co tử cung.

- Quan sát và biết được các dấu hiệu dọa sinh non để có phương án kéo dài thai kỳ hợp lý.

Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích
Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích

5. Điều trị dọa sinh non

Một số biện pháp giúp kéo dài thai kỳ được bác sĩ sử dụng là:

- Thuốc giảm co bóp tử cung

+ Nifedipin là lựa chọn đầu tay trong điều trị dọa sinh non. 

Liều khởi đầu: 20mg

Uống thêm liều 20mg nếu 30 phút sau vẫn xuất hiện cơ co thắt tử cung.

Tiếp tục dùng thêm liều 20mg sau 30 phút nếu vẫn còn cơ co tử cung.

Liều duy trì: 20 mg mỗi lần, 3 lần mỗi ngày. Dùng trong 2 đến 3 ngày.

Chống chỉ định: Bệnh nhân bị hạ huyết áp, tiền sản giật, suy tim, suy thai… Không phối hợp với salbutamol hoặc thuốc có MgSO4.

Thận trọng: Theo dõi ure, creatinin, chức năng gan, chức năng tim và phổi, tim thai. 

Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, hạ huyết áp….

+ Salbutamol: lựa chọn thứ 2 nếu Nifedipin không dùng được.

Liều dùng để giảm co thắt: Tiêm/ truyền 5mg.

Chống chỉ định: Bệnh tuyến giáp, suy tim,  suy thai, tiểu đường.

Thận trọng: Kiểm tra điện giải, creatinin, ure, chức năng tim thận….

Tác dụng không mong muốn: chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp…

- Liệu pháp Corticoid

Ưu tiên sử dụng tiêm bắp Betamethasone 12mg, 24h 1 lần hoặc 

tiêm bắp Dexamethasone 6mg mỗi lần, tiêm cách nhau 12 tiếng, tiêm 4 lần.

Chỉ định trong trường hợp thai từ tuần 27 đến 34.

Xem thêm:  Trầm cảm khi mang thai

Trên đây là những thông tin về dọa sinh non. Hi vọng qua đây mẹ bầu sẽ biết được các dấu hiệu, nguy cơ và các phòng tránh tình trạng này. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng