Ốm nghén nặng phải làm sao? Cách giảm nghén.

Ngày đăng: 03/10/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Ốm nghén nặng là tình trạng mẹ bầu bị nôn liên tục, không thể kiểm soát. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và kéo theo đó là biến chứng gây ra đối với thai nhi. Vậy ốm nghén nặng phải giải quyết làm sao? Làm thế nào để giảm ốm nghén nặng. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1.Ốm nghén nặng có sao không?

Trên thực tế, ốm nghén không hề gây hại cho mẹ bầu và thai nhi thậm trí đây là dấu hiệu có lợi vì nó khẳng định thai nhi đang lớn dần trong bụng mẹ. Ốm nghén được chia làm hai loại đó là ốm nghén nhẹ và ốm nghén nặng. Ốm nghén nhẹ là tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thông thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đây là hiện tượng tự nhiên khi mang thai là một cách giúp thai phụ loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể để tạo cho em bé trong bụng một môi trường phát triển ổn định nên không có gì đáng lo ngại. Nhưng ngược lại ốm nghén nặng lại là tình trạng sức khỏe đáng báo động ở thai phụ và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vậy như thế nào là ốm nghén nặng? Sau đây là một vài biểu hiện dễ dàng nhận thấy tình trạng ốm nghén nặng ở phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu ốm nghén nặng có sao không?
Mẹ bầu ốm nghén nặng có sao không?

 -Nôn liên tục không kiểm soát.

- Không thể ăn uống được quá 1 lần/ ngày, nôn ói trên 4 lần trong ngày. 

-Sốt.

-Nôn ra máu

- Xuất huyết hoặc có đốm máu ở âm đạo.

- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy nhược.

-Tình trạng đau đầu, chóng mặt thường xuyên xảy ra và kéo dài.

- Sụt cân khoảng 5% trọng lượng cơ thể.

Nếu thai phụ gặp phải những tình trạng kể trên thì nên tới bệnh viện khám và điều trị kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: 

-Nhiễm kiềm máu.

-Mất cân bằng điện giải.

-Cơ bắp suy yếu.

-Thai chậm phát triển.

-Có thể sinh non hoặc dị tật thai nhi.

-Nặng thì có thể dẫn đến sảy thai.

2.Ốm nghén nặng phải làm sao?

Ốm nghén nặng thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ kiểm tra và sớm có kế hoạch điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Sau đây, là một vài cách điều trị ốm nghén nặng để cho chị em có thể tham khảo như:

-Sử dụng thuốc giảm nghén, thuốc chống nôn cho thai phụ với liều lượng và cách dùng theo chỉ định của bác sĩ.

-Truyền dịch để sớm đưa tình trạng ốm nghén nặng trở về trạng thái cân bằng.

-Biện pháp châm cứu. Một số nghiên cứu cho rằng châm cứu là liệu pháp thay thế hiệu quả giúp giảm buồn nôn và an toàn với phụ. Tuy nhiên mẹ bầu nên chọn các bác sĩ, chuyên gia uy tín, tay nghề cao.

-Bổ sung thêm axit folic. Mẹ bầu nên bổ sung từ 400-600 miligam axit folic mỗi ngày. Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic: rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt, măng tây,...Các loại đậu, đỗ, khoai tây, lòng đỏ trứng gà.

Bổ sung thêm acid folic vào chế độ ăn hàng ngày
Bổ sung thêm acid folic vào chế độ ăn hàng ngày

-Bổ sung thêm sắt hợp lý. Mẹ bầu nên bổ sung đủ 27 miligam sắt mỗi ngày. Mẹ bầu nên ăn nhiều những thực phẩm bổ sung sắt: thịt bò, thịt da cầm( gà, vịt,...), gan động vật,lòng đỏ trứng,...

- Bổ sung vitamin B6 vì vitamin này giúp cân bằng hệ tiêu hóa hạn chế cảm giác buồn nôn. Có thể bổ sung bằng cách uống ở dạng viên uống hoặc dạng nước, và những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như: chuối, bơ, cá và các loại hạt.

-Sử dụng gừng để làm giảm cơn buồn nôn. Có thể nhai gừng tươi, uống trà gừng hoặc ăn kẹo gừng. Vì gừng củng cố hệ tiêu hóa giảm tiết  axit thừa trong dạ dày hạn chế gây ra nôn ói. Ngoài ra mùi của gừng giúp kích thích, lấn áp các mùi khó chịu khác. Có thể thay thế gừng bằng chanh hoặc bạc hà cũng sẽ có tác dụng tương tự.

- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí như: Nên uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng khử nước khi mang thai. Không được để bụng đói, không nên ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn thành 5-7 bữa trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày tránh gây buồn nôn. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày và nghỉ ngơi khi có thời gian rảnh. Tránh xa các món ăn dễ gây buồn nôn như những thực phẩm nhiều chất béo, cay, có mùi mạnh. Không uống rượu, bia vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và tăng cảm giác buồn nôn.

- Tập những môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như: bơi lội, đi bộ, yoga, thiền. 

3.Ốm nghén qua 3 tháng đầu có hết không?

Có khoảng 90% phụ nữ gặp phải tình trạng ốm nghén ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do sự xuất hiện của hormone HCG, trong thời kỳ mang thai các hormone trong cơ thể mẹ sẽ hoạt động rất mạnh trong đó đặc biệt nhất là hormone HCG- được sản xuất ra bởi nhau thai, phát triển mạnh nhất ở tuần thai thứ 8 và 12 của thai kỳ. 

Ốm nghén qua 3 tháng đầu có hết không?
Ốm nghén qua 3 tháng đầu có hết không?

Hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải ốm nghén khi ở tuần thứ 6 của thai kỳ, một số mẹ bầu kém may mắn hơn thì có thể xuất hiện ngay ở tuần thứ 4 trước khi biết mình mang thai.Ốm nghén thường có xu hướng giảm dần sau tuần thứ 12 của thai kỳ tức là sau 3 tháng đầu thì triệu chứng ốm nghén phần lớn sẽ kết thúc nhưng cũng có một số ít mẹ bầu vẫn bị ốm nghén ở quý 2 của thai kỳ thậm chí có thể kéo dài suốt 9 tháng thai kỳ.

Ốm nghén nặng là tình trạng hiếm gặp chỉ chiếm khoảng 1% ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm nếu không được khám và điều trị kịp thời. Mẹ bầu hãy chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân trong thai kỳ nếu gặp phải ốm nghén nặng hãy đến bệnh viện để có liệu pháp khắc phục kịp thời. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ thật nhiều sức khỏe!

Xếp hạng: 3.5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng