Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì và không nên ăn gì sao cho đủ chất?

Ngày đăng: 03/10/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Ốm nghén là tình trạng mà hầu hết các phụ nữ khi mang thai đều gặp phải trong 3 tháng đầu hoặc có thể suốt cả thai kỳ. Tuy ốm nghén đa phần là không gây nguy hiểm nhưng mẹ bầu cũng đừng nên chủ quan về tình trạng này. Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ bầu ốm nghén cần biết nên ăn gì và không nên ăn gì? Để biết rõ hơn về vấn đề này mẹ bầu hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chế độ ăn uống của mẹ bầu khi bị ốm nghén.

Có tới 91% phụ nữ gặp phải tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ốm nghén khiến mẹ bầu nôn mửa, mệt mỏi, khó ăn uống gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy để có một sức khỏe ổn định thì chế độ ăn uống của mẹ bầu trong giai đoạn này ra sao vẫn đang còn nhiều phụ nữ quan tâm. Sau đây là những dinh dưỡng cần thiết phải bổ sung cho mẹ bầu xảy ra ốm nghén trong 3 tháng đầu.

91% phụ nữ gặp phải tình trạng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu
91% phụ nữ gặp phải tình trạng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu
  • Axit folic: giúp cho não bộ thai nhi phát triển toàn diện, giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sau này. Mẹ bầu nên bổ sung từ 400-600 miligam axit folic mỗi ngày.
  • Sắt: là chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung đủ 27 miligam sắt mỗi ngày.
  • Omega 3: đây là một dưỡng chất được đánh giá rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ, mắt, hệ miễn dịch và các hoạt động chức năng của thai nhi.
  • Protein : đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, củng cố và hoàn thiện tế bào trong cơ thể thai nhi. Lượng protein cần thiết phải bổ sung phụ thuộc vào trọng lượng của cơ thể mẹ thông thường là 1 gam protein cho 1 kilogam trọng lượng cơ thể mẹ.
  • Canxi : giúp cho mẹ có khung xương chắc khỏe và giúp hình thành hệ xương khớp cho thai nhi.
  • Vitamin A: giúp  phát triển và hoàn thiện các cơ quan của thai nhi như gan, phổi, mắt,...và hệ thần kinh trung ương.
  • Vitamin C: giúp mẹ bầu đẹp da, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Và làm giảm cơn ốm nghén cho mẹ bầu đáng kể.

2. Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì?

Để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trong thai kỳ thì việc cân đối và đa dạng bữa ăn là điều vô cùng cần thiết đối với các mẹ bầu, đặc biệt trong giai đoạn ốm nghén. Dưới đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng mà những mẹ bầu bị ốm nghén nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày của mình:

  • Thực phẩm bổ sung sắt: thịt bò, thịt da cầm( gà, vịt,...), gan động vật,lòng đỏ trứng,...Có thể uống thêm viên uống bổ sung sắt với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực phẩm cung cấp nhiều omega 3: cá hồi, cá mòi, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu phụ, bí đỏ, súp lơ. Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt chia cũng cung cấp lượng omega 3 dồi dào.
Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì?
Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì?
  • Thực phẩm giàu axit folic: rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt, măng tây,...Các loại đậu, đỗ, khoai tây, lòng đỏ trứng gà.
  • Thực phẩm giàu protein: thịt đỏ, thịt gia cầm, sữa và chế phẩm từ sữa, lúa mạch, lúa mì, đậu bắp,...
  • Trái cây: Bưởi, cam, quýt cung cấp vitamin C. Chuối giàu canxi, kali, vitamin B6. Nho giàu vitamin A,C,B1, sắt. Thanh long cung cấp chất xơ, sắt,magie. Bơ cung cấp chất xơ, chất béo lành mạnh...
  • Sữa chua, các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn, kiểm soát axit trong dạ dày giảm cơn buồn nôn, ợ chua của ốm nghén.

3. Ốm nghén không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm mà bà mẹ ốm nghén nên ăn thì cũng có những thực phẩm nằm trong “danh sách hạn chế” mà mẹ bầu không nên sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Một trong số thực phẩm mà mẹ bầu ốm nghén không nên ăn bao gồm:

  • Dứa: hoạt chất bromelain có trong quả dứa sẽ khiến tử cung co thắt mạnh và co thắt âm đao rất dễ gây sảy thai nên mẹ bầu hạn chế ăn trong 3 tháng đầu.
  • Đu đủ xanh: có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai nên kiêng ăn trong 3 tháng đầu.
  • Đồ ăn sống: có chứa nhiều vi khuẩn dễ khiến mẹ bầu bị ngộ độc.
  • Rau ngót:  có chứa hàm lượng papaverin cao làm mềm tử cung, co thắt tử cung dễ gây sảy thai.
  • Hải sản: Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên tránh ăn cá ngừ, cá thu, cá kình vì có hàm lượng thủy ngân cao. Không ăn cua và các chế phẩm từ cua dễ dẫn đến co thắt tử cung, có thể dẫn đến lưu thai.
  • Đồ uống có cồn, ga, cafein:  Nó có thể khiến thai nhi bị kém phát triển, dị tật tim, tổn thương hệ thần kinh.
  • Các món ăn nhiều dầu, mỡ: khó tiêu hóa dẫn đến buồn nôn.
Mẹ bầu nên hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ
Mẹ bầu nên hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ 
  • Các thực phẩm giàu chất béo như bơ đậu phộng, kem phô mai,... vì chúng khó tiêu hóa dễ dẫn đến tức bụng, buồn nôn khó chịu.
  • Thực phẩm để lâu: Những thực phẩm này bị nhiễm độc hoặc có chứa độc tố  dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, nguy hiểm hơn là thai nhi sẽ bị chết.

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì và không nên ăn gì? Để có một sức khỏe ổn định cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ mẹ bầu nên chú ý tới chế độ ăn uống, ăn những thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng hạn chế ăn những món gây nguy hại đến sức khỏe. Chúc mẹ bầu thật nhiều sức khỏe!

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng