Sẩy thai là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Ngày đăng: 03/06/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Mang thai và sinh con ra khỏe mạnh là ao ước của mỗi người phụ nữ. Thế nhưng có một số trường hợp do các nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tình trạng sẩy thai. Vậy sẩy thai là gì? Dấu hiệu nào nhận biết sẩy thai? Làm thế nào để phòng ngừa sẩy thai?

1. Sẩy thai là gì?

Sẩy thai được định nghĩa là tình trạng thai bị tống ra khỏi tử cung trước tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc khi chưa đủ trọng lượng 500g. Theo các nghiên cứu có đến 10-15% phụ nữ mang thai bị sẩy thai và có 80% số trường hợp này sảy thai trước tuần 12 của thai kỳ. 

Sẩy thai là gì?
Sẩy thai là gì?

Dựa vào tần suất sẩy thai mà người ta chia sẩy thai thành sẩy thai tự nhiên và sẩy thai liên tiếp:

  • Sẩy thai tự nhiên là tình trạng đột nhiên thai bị tống xuất ra khỏi tử cung ở thai phụ bình thường mà không do tác động nào cả. 
  • Sẩy thai liên tiếp là tình trạng mà sẩy thai tự nhiên xảy ra ba lần liên tiếp trở lên. Những đối tượng sẩy thai liên tiếp khả năng sống sót của thai nhi chỉ khoảng 50% và khả năng sinh non ở những thai phụ này cũng cao hơn 20% so với các thai phụ khác.

Dựa vào thời gian thai đẩy ra khỏi tử cung mẹ, người ta phân loại sẩy thai thành sẩy thai sớn và sấy thai muộn:

  • Sẩy thai sớm: xảy ra ở trước tuần 12 của thai kỳ.
  • Sẩy thai muộn xảy ra từ tuần 12 đến trước tuần 20 của thai kỳ.

2. Dấu hiệu sẩy thai

Với những thai phụ sẩy thai trong giai đoạn sớm từ tuần 1 đến tuần 6 rất khó phát hiện và thường bị nhầm lẫn với hiện tượng kinh nguyệt thông thường. Khi sẩy thai ở giai đoạn này thai phụ có thể gặp một số dấu hiệu như đau bụng, có cảm giác nặng nề, âm đạo chảy máu. Khi làm xét nghiệm thử thai sau 1-2 tuần sẽ có kết quả âm tính mặc dù trước đó đã có kết quả dương tính.

Âm đạo chảy máu có thể xảy ra ở phụ nữ bị sẩy thai ở giai đoạn sớm
Âm đạo chảy máu có thể xảy ra ở phụ nữ bị sẩy thai ở giai đoạn sớm

Dấu hiệu sẩy thai ở tuần 6-12 thường rõ ràng hơn, cụ thể:

  • Xuất hiện các cơn đau bụng dưới thường xuyên.
  • Đau bụng dưới kèm theo các cơn co thắt theo từng đợt.
  • Không còn các dấu hiệu của mang thai như căng tức ngực, ốm nghén, mệt mỏi.
  • Chảy máu âm đạo: Nếu sẩy thai ở trước tuần thứ 6 bạn có thể xuất hiện tình trạng chảy máu tụ âm đạo một cách khó kiểm soát. Ngoài ra có thể kèm theo cả dịch nhờn âm đạo có mùi hôi.
  • Đau lưng dữ dội kèm theo chuột rút.
  • Kết quả thử thai âm tính: Nếu trước đó bạn thử thai dương tính nhưng sau đó xuất hiện các dấu hiệu kể trên kèm theo thử thai âm tính rất có thể bạn đã sẩy thai.

Nếu thai phụ sẩy thai muộn từ tuần 12-20 sẽ gặp các dấu hiệu như: 

  • Xuất huyết âm đạo: Chảy máu âm đạo với số lượng nhiều, màu từ đỏ tươi đến đỏ nâu, có thể kèm theo các cục máu đông. Nếu mẹ bị vỡ ối, thai nhi có thể được đẩy ra rất nhanh.
  • Không cảm nhận được các chuyển động của thai nhi hoặc có chuyển động nhưng rất chậm trong khoảng một thời gian trước khi xảy thai.
  • Xuất hiện cơn đau quặn bụng giống với lúc chuyển dạ. Lúc này, thai phụ có thể được tư vấn kích thích chuyển dạ sớm hoặc chờ chuyển dạ tự nhiên.
Phụ nữ sẩy thai ở giai đoạn muộn có thể gặp các cơn đau quặn bụng
Phụ nữ sẩy thai ở giai đoạn muộn có thể gặp các cơn đau quặn bụng

3. Sẩy thai 2 lần liên tiếp có ảnh hưởng gì không?

Nếu sẩy thai 2 lần liên tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ. Khi sẩy thai 2 lần liên tiếp có rất nhiều bà mẹ lo lắng. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp chị em sảy thai liên tiếp nhưng vẫn có thể tiếp tục sinh con. Có khoảng 50% sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, những trường hợp này có tỷ lệ mang thai thành công cao hơn. Co Có khoảng 60% phụ nữ sảy thai đến lần thứ 3 nhưng đã mang thai thành công ở lần thứ 4. 

Chính vì thế, việc cần làm nếu thai phụ sẩy thai 2 lần liên tiếp là chăm sóc sức khỏe, giữ tinh thần thoải mái và tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

4. Cách phòng ngừa sẩy thai

Để ngăn ngừa tình trạng sẩy thai xảy ra, thai phụ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát trước khi bạn có dự định mang thai.
  • Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Điều trị các bệnh lý trước khi mang thai như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tuyến giáp.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh tình trạng béo phì.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết trước và trong khi mang thai.
  • Không tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai khi chưa có hướng dẫn của các bác sĩ/dược sĩ.
Không tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ
Không tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Hạn chế tiếp xúc với thuốc lá, chất độc hại; không sử dụng chất kích thích.

Bài viết trên đây đã trình bày tổng quan về sẩy thai. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800.0065 để được tư vấn.

Xem thêm: Sẩy thai ra máu cục

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng