Siêu âm thai - Tổng hợp từ A-Z các kiến thức về siêu âm thai nhi

Ngày đăng: 28/09/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Siêu âm thai nhi là “cuộc hẹn” của mẹ và bé yêu. Qúa trình siêu âm thai giúp mẹ theo dõi được tình trạng phát triển của thai nhi theo cột mộc phát triển. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của siêu âm thai cũng như các mốc khám thai cần nhớ, mời mẹ bầu cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Tổng quan quá trình siêu âm thai nhi
Tổng quan quá trình siêu âm thai nhi

1. Siêu âm thai nhi là gì?

Siêu âm thai nhi là kỹ thuật sử dụng các loại sóng âm thanh có tần số cao để hiện thị các hình ảnh và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. 

Trong quá trình siêu âm, mẹ bầu sẽ nằm trên giường và bộc lộ vùng bụng nếu siêu âm bụng hay bộc lộ vùng kín nếu siêu âm qua đầu dò âm đạo. 

Để quá trình dẫn truyền hình ảnh được tốt nhất, bác sĩ siêu âm sẽ bôi gel lên vùng cần thực hiện siêu âm. Hình ảnh thu được của thai nhi trong bụng mẹ sẽ hiển thị trên màn hình với 2 màu đen và trắng.

2. Có những loại siêu âm thai nhi nào?

Siêu âm thai nhi có những loại sau:

2.1 Siêu âm 2D

Đây là hình thức siêu âm lâu đời và đơn giản nhất. Hình ảnh thu được về thai nhi không quá rõ ràng. Do đó, cùng với các hình thức siêu âm tiên tiến như 3D, 4D, siêu âm 2D hiện nay không còn được các bậc phụ huynh lựa chọn nhiều.

2.2 Siêu âm 3D

Khác với siêu âm 2D, siêu âm 3D có thể thực hiện để thu được cả chiều sâu của hình ảnh thai nhi. Vì vậy, quá trình phát triển của thai nhi được nhìn thấy rõ và dễ dàng hơn.

Khi phát hiện bất thường ở siêu âm 2D, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ siêu âm 3D để thấy rõ hơn những bất thường và có được phương án điều trị thích hợp.

Các loại hình siêu âm thai nhi hiện nay
Các loại hình siêu âm thai nhi hiện nay

2.3 Siêu âm thai 4D

Siêu âm 4D cũng tương tự như siêu âm 3D. Tuy nhiên, siêu âm 4D có thể ghi lại các chuyển động của thai nhi.

Điều này sẽ giúp bố mẹ nhìn được các cử động của con, đồng thời phát hiện ra các dị tật chính xác hơn. 

2.4 Siêu âm Doppler

Hình thức siêu âm này nhằm mục đích tầm soát được các nguy cơ tiền sản giật. Đồng thời đánh giá được vòng tuần hoàn tử cung -  thai nhi, từ đó giúp đánh giá được sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

3. Trước khi siêu âm mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?

Kỹ thuật siêu âm thai nhi  được thực hiện tốt nhất khi bàng quang không đầy nước tiểu ngoại trừ trường hợp siêu âm thai sớm qua đường bụng. Vì vậy, mẹ cần đi tiểu trước khi vào siêu âm thai.

Bên cạnh đó, mẹ cũng được khuyến cáo là không sử dụng kem/ dầu dưỡng ẩm trước khi thực hiện siêu âm 48h.

Quá trình siêu âm thai là không gây đau. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp sẽ gây khó chịu nếu bác sĩ ấn đầu dò mạnh.

4. Siêu âm thai nhi có an toàn không?

Siêu âm thai nhi là kỹ thuật an toàn và chưa ghi nhận bất thường nào đến mẹ bầu và thai nhi nếu kỹ thuật viên thực hiện theo đúng hướng dẫn và quy trình. 

Hiện nay chưa ghi nhận các trường hợp ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu hay sẩy thai khi siêu âm bằng đầu dò âm đạo, kể cả khi có hiện tượng chảy máu âm đạo.

5. Các mốc cần đi siêu âm thai nhi

Các giai đoạn cần đi siêu âm thai bao gồm:

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Tức là từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 13, 6 ngày. Với mục đích:

- Xác định lại chính xác mẹ đã mang bầu hay chưa.

- Xác định thai nhi đã có tim thai.

- Tính tuổi thai và xác định ngày dự sinh.

- Xác định xem mẹ mang đơn hay đa thai.

- Quan sát và đánh giá sự phát triển của thai nhi.

- Siêu âm đánh giá hình thái của thai nhi giai đoạn 1.

- Đo khoảng mờ sau gáy để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể (NST).

- Kết hợp với Double test để sàng lọc hội chứng Down.

- Phát hiện các dị tật ở ống thần kinh.

- Sàng lọc các nguy cơ tiền sản giật ở người mẹ.

Các mốc siêu âm quan trọng mẹ bầu cần biết
Các mốc siêu âm quan trọng mẹ bầu cần biết

Giai đoạn tuần 20 đến tuần 25 của 3 tháng giữa thai kỳ

Mục đích:

- Siêu âm hình thái của thai nhi giai đoạn 2.

- Theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

- Đo chiều dài của cổ tử cung người mẹ để đánh giá nguy cơ sinh non. Mẹ bầu có thể tham khảo thêm chủ đề: Cân nặng thai nhi

Sau tuần 28 đến khi sinh (3 tháng cuối thai kỳ)

 Mục đích:

- Đánh giá sự phát triển của con.

- Quan sát hình thái học để phát hiện ra dị tật.

- Kiểm tra tình trạng nhau thai, nước ối. Kiểm tra các tình trạng đa ối, thiểu ối, nhau thai tiền đạo, nhau bong non…

- Phát hiện và chẩn đoán các vấn đề về tử cung, buồng trứng.

6. Tầm quan trọng của việc siêu âm thai

Siêu âm trong quá trình mang thai có vai trò rất quan trọng phong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời giúp phát hiện và tầm soát được một số dị tật. Cụ thể:

- Xác định số lượng thai nhi và tính chất của nhau thai khi mang đa thai.

- Xác định ngôi thai.

- Kích thước và cân nặng của thai nhi.

- Kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác để phát hiện ra các dị tật ở thai nhi.

- Kiểm tra tình trạng của nước ối có bị thiểu ối không.

- Phát hiện và đánh giá sớm các nguy cơ gây tiền sản giật.

- Tính toán ngày dự sinh và đánh giá nguy cơ đẻ non.

- Kiểm tra xuất huyết ở tử cung, âm đạo.

- Phát hiện mang thai ngoài tử cung. thai ngừng phát triển. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các bất thường ở thai nhi đều được phát hiện khi siêu âm thai nhi. Có thể kể đến như:

- Những bệnh lý như bại não, tự kỷ… không thể phát hiện được do không phải là bất thường NST gây ra.

- Những bất thường trên tim, ruột chỉ phát hiện được ở giai đoạn muộn nên không can thiệp được trong thai kỳ.

7. Thời gian siêu âm thai là bao lâu

Về cơ bản, siêu âm thai nhi thường diễn ra trong khoảng 25 đến 30 phút. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, khi thai nhi cử động quá nhiều, ở các tư thế khó hay do thành bụng của mẹ quá dày gây cản trở sóng âm thì thời gian siêu âm sẽ diễn ra lâu hơn hoặc lùi lịch siêu sâu sang 1 ngày khác.

Thời gian siêu âm thai khoảng bao lâu
Thời gian siêu âm thai khoảng bao lâu

8. Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không?

Như đã nói ở trên, siêu âm thai nhi là kỹ thuật được đánh giá không gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi nếu thực hiện theo đúng quy trình khuyến cao.

Ngoài ra, những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi khi siêu âm nhiều chưa có đánh giá đầy đủ. Do đó, mẹ chỉ nên đi khám theo lịch khám định kỳ từ bác sĩ, không nên  lạm dụng quá nhiều.

Trên đây là tất cả những vấn đề liên quan đến siêu âm thai nhi. Hi vọng thông qua bài viết mẹ sẽ biết được các mốc khám thai cũng như tầm quan trọng của siêu âm thai. Liên hệ tổng đài 1800.0016 nếu mẹ cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe thai kỳ.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng