Lời khuyên giúp đảm bảo sức khỏe mẹ bầu 9 tháng mang thai

Ngày đăng: 26/03/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Được làm mẹ là thiên chức tuyệt vời của mỗi người phụ nữ. Màng thai là giai đoạn quan trọng, là tiền đề đầu tiên cho cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này. Vậy làm thế nào để chăm sóc mẹ bầu hiệu quả suốt 9 tháng mang thai? Dưới đây là một số lời khuyên mẹ bầu cần thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh:

1. Khám thai định kỳ

Một việc làm không thế thiếu trong suốt quá trình mang thai các mẹ bầu nên lưu ý đó chính là tuân thủ lịch khám thai định kỳ. Đây chính là điều kiện cần thiết để giúp mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, sự phát triển của em bé cũng như kịp thời phát hiện và giải quyết các bất thường nếu có.

Khi mang thai, cần khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe bà bầu và thai nhi
Khi mang thai, cần khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe bà bầu và thai nhi

Một số mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần lưu ý:

- Tuần thai thứ 4-8: lúc này mẹ bầu nên đi kiểm tra xem phôi đã vào tử cung hay chưa, phôi có tim thai hay không.

- Tuần thai thứ 11-14: ở tuần thai này, mẹ bầu cần đi khám để được dự đoán chính xác tuổi thai và ngày sinh dự kiến, đây cũng là thời gian thai nhi cần được đo độ mờ da gáy để sàng lọc nguy cơ mắc một số bệnh lý liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể điển hình là hội chứng Down hay một số hội chứng khác như hội chứng Edward hay Patau.

- Tuần thai thứ 21 – 24: lúc này, cơ thể của thai nhi đã có đầy đủ các bộ phận, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm 4D để sàng lọc các dị tật bên ngoài như hở hàm ếch cũng như bất thường ở các cơ quan bên trong cơ thể thai nhi. Đây cũng là thời gian để mẹ bầu có thể cân nhắc việc đình chỉ thai nghén nếu như những bất thường ở trẻ không có khả năng giải quyết.

- Tuần thai thứ 30 – 32: Thời gian này, mẹ bầu cần đi khám để theo dõi sự phát triển của thai, và phát hiện những dị tật xuất hiện muộn như nhẵn não, tắc ruột. Thai nhi sẽ được đánh giá tốc độ phát triển so với tuổi thai để người mẹ có những điều chỉnh cho phù hợp, bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến ngôi thai, bánh rau, nước ối cũng được đánh giá ở lần khám thai này.

- Từ tuần thai thứ 36 trở đi, mẹ bầu sẽ phải đi khám thai 1 tuần 1 lần để được đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của thai nhi và dự đoán cân nặng lúc sinh. Mẹ bầu cũng sẽ được khám thường quy, kiểm tra cổ tử cung và khung chậu để dự kiến khả năng sinh mổ hay sinh thường.

2. Xét nghiệm định kỳ

Trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu cũng cần thực hiện những xét nghiệm cơ bản, bao gồm:

* Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp phát hiện những bệnh có thể lây nhiễm cho thai nhi
Xét nghiệm máu giúp phát hiện những bệnh có thể lây nhiễm cho thai nhi

Mẹ bầu sẽ được kiểm tra công thức máu để phát hiện có thiếu máu hoặc các vấn đề liên quan đến tiểu cầu để kịp thời can thiệp. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng được xét nghiệm phát hiện một số nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi như: HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, herpes…

* Xét nghiệm nước tiểu

Mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu thường xuyên ở những tuần cuối thai kỳ để được đánh giá nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ.

* Xét nghiệm Double test, Triple test

Đây là 2 xét nghiệm cơ bản giúp sàng lọc nguy cơ mắc hội chứng Down, dị tật ống thần kinh hoặc thai không có não.

Xét nghiệm được thực hiện bằng cách phân tích mẫu máu của người mẹ.

- Thời gian để thực hiện Double test là khi thai được 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày.

Nếu Double test có nguy cơ, mẹ bầu sẽ được tiếp tục làm Triple test, thời gian làm Triple test là vào khoảng tuần thai thứ 16-18.

* Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tất cả mẹ bầu cần được kiểm tra có mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Quá trình này thường được thực hiện ở tuần thai thứ 24-28 thông qua nghiệm pháp đường huyết.

3. Dinh dưỡng khi mang thai

Mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai. Đây chính là nguồn năng lượng chủ yếu giúp thai nhi phát triển. Một bữa ăn đa dạng, cân đối, đủ chất là cần thiết đối với tất cả các mẹ bầu.

Dinh dưỡng thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi
Dinh dưỡng thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Mẹ bầu cũng nên sử dụng 2-3 bữa phụ/ngày để tránh hạ đường huyết cũng như cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể và thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt, acid folic, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày của mình để đảm bảo cung cấp đủ cho thai nhi những dưỡng chất cần thiết để phát triển.

Năng lượng các bữa ăn cũng là vấn đề mà mẹ bầu cần chú ý, đối với 3 tháng đầu mang thai, năng lượng người mẹ nạp vào cơ thể không cần quá cao so với giai đoạn trước mang thai, song từ tháng thứ 4 trở đi, tăng năng lượng, đặc biệt là lượng đạm trong khẩu phần là điều cần thiết. Thai phụ cần đảm bảo tăng 250 kcal ở 3 tháng giữa và 450kcal ở 3 tháng cuối thai kỳ.

4. Bổ sung thuốc bổ nâng cao sức khỏe cho bà bầu

Chế độ ăn mặc dù đa dạng cũng khó có thể đảm bảo được đầy đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi mỗi ngày. Do vậy, bên cạnh một chế độ ăn đầy đủ, mẹ bầu cũng cần sử dụng thêm một số loại thuốc, vitamin tổng hợp để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dưỡng chất mỗi ngày của cơ thể và bé yêu trong bụng.

Một số dưỡng chất mẹ bầu cần phải chú ý bổ sung thêm trong suốt thai kỳ bao gồm: sắt, acid folic, canxi, kèm, magie, vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin D và DHA/EPA.

Bà bầu nên bổ sung thêm các vi chất từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bà bầu nên bổ sung thêm các vi chất từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe

5. Chú ý theo dõi cân nặng của mẹ

Mẹ bầu cũng cần quan tâm đến vấn đề tăng cân của mình trong suốt thai kỳ. Đối với mẹ có cân nặng ở mức bình thường trước mang thai, mẹ bầu cần tăng 11,5-16kg trong suốt thai kỳ. Những mẹ gặp vấn đề nhẹ cân trước mang thai thì yêu cầu tăng cân nhiều hơn, mẹ cần tăng được 12,7 - 18,3 kg trong suốt thời gian mang thai. Ngược lại những mẹ thừa cân trước khi mang thai, yêu cầu tăng cân sẽ thấp hơn một chút, 7 - 11,3 kg là số cân nặng cân tăng thêm ở mẹ bầu này trong toàn bộ 9 tháng mang thai.

Về quá trình tăng cân, người mẹ nên cố gắng tăng 1-2kg ở 3 tháng đầu, tăng lên 4 - 5kg ở 3 tháng giữa và tăng mạnh nhất 5 - 6 kg ở 3 tháng mang thai cuối. Duy trì mức tăng cân 0,4 kg/tuần là lí tưởng đối với những phụ nữ mang thai có cân nặng bình thường.

Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi

Để thực hiện được thiên chức làm mẹ quả không phải là một điều dễ dàng. Hy vọng những lời khuyên trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ cho một quá trình mang thai trọn vẹn. Chúc cho hành trình làm mẹ của bạn có thật nhiều niềm vui!

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng