Tư vấn: tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Ngày đăng: 01/07/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Hiện nay bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai ngày càng phổ biến. Người ta thường cho rằng phụ nữ bị bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ không nên sinh con và nếu sinh con thì chỉ có thể sinh mổ. Vậy tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này ở bài viết dưới đây.

1. Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Nếu mẹ bầu duy trì ổn định được chỉ số đường huyết trong mức an toàn và các vấn đề khác về thai nhi như cân nặng, nước ối, ngôi thai, thai nhi không bị rau cuốn cổ nhiều vòng... thì mẹ có thể sinh thường.

Trước khi quyết định cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sinh thường, bác sĩ sẽ tiến hành test tiểu đường, siêu âm kiểm tra các vấn đề thai nhi, kiểm tra phổi của bé đã trưởng thành chưa. Nếu tất cả các chỉ số được đảm bảo thì sẽ để mẹ bầu sinh thường.

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không

Ngoài ra, để đề phòng mẹ bầu bị tiểu đường, bé lớn nhanh hơn dự định. Chưa đến tháng sinh mà không gian trong bụng mẹ đã quá chật chội cho em bé thì bác sĩ còn có thể sẽ có quyết định: mổ sinh non, bắt thai sớm. Vì nếu không làm như vậy, bé có thể bị trật khớp vai, làm ảnh hưởng đến hệ xương. 

Khi đã bị tiểu đường thai kỳ, việc sinh thường hay sinh mổ mẹ bầu nên làm theo yêu cầu của bác sĩ. Như vậy mới đảm bảo được sức khoẻ và sự an toàn cho cả 2 mẹ con.

Trong quá trình chuyển dạ, các y bác sĩ luôn theo dõi tim thai, điều chỉnh đường huyết <6,1 mmol/l để quá trình sinh thường được diễn ra thuận lợi.

2. Lựa chọn thời điểm sinh con khi bị tiểu đường thai kỳ

Dựa trên các kết quả từ việc khám thai cũng như các lần siêu âm định kỳ, bác sĩ sản khoa sẽ dự đoán thời gian dự sinh phù hợp cho từng mẹ bầu. Trong trường hợp điều trị tiểu đường thai kỳ có hiệu quả tốt, lượng đường trong máu được kiểm soát tốt và không xuất hiện những biến chứng, mẹ bầu nên sinh vào tuần 38 đến tuần 41 để tránh gặp phải các biến chứng do sinh non trên phụ nữ tiểu đường thai kỳ như suy hô hấp do phổi của bé chưa trưởng thành.

Lựa chọn thời điểm sinh con khi bị tiểu đường thai kỳ
Lựa chọn thời điểm sinh con khi bị tiểu đường thai kỳ

Trường hợp các mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh non trước tuần 37 cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để áp dụng các biện pháp trì hoãn thời điểm sinh tới tuần 38 đến tuần 41. 

Tuy nhiên, nếu siêu âm thấy bé đã phát triển với trọng lượng lớn thì nên cân nhắc chấm dứt thai kỳ trước tuần 38 để tránh tình trạng đẻ khó do con to và phải tiến hành đẻ mổ.

3. Tiểu đường thai kỳ nên đẻ thường hay đẻ mổ

Việc có duy trì được đường huyết ổn định trước khi sinh hay không chính là yếu tố quyết định đến việc sinh thường hay sinh mổ đối với những mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu đường huyết ở ngưỡng cho phép, mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường. Ngược lại, nếu đường huyết quá cao, bác sĩ bắt buộc phải chỉ định sinh mổ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình ra đời của trẻ.

Tiểu đường thai kỳ nên đẻ thường hay đẻ mổ
Tiểu đường thai kỳ nên đẻ thường hay đẻ mổ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nếu sau khi siêu âm nhận thấy phổi của bé đã trưởng thành thì mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh thường như các mẹ bầu khác. Tuy nhiên nếu khi khám lâm sàng và làm siêu âm thấy thai to thì nên cân nhắc đẻ mổ để tránh nguy cơ bé bị trật khớp vai hoặc chấn thương khi đẻ thường.

Mặt khác, trong khi đang chuyển dạ vẫn cần tiếp tục theo dõi tim thai và điều chỉnh đường huyết. Đường huyết của mẹ trong quá trình sinh nên được kiểm soát < 6,1 mmol/l, nếu để trên 8,3 mmol/l thì khả năng bé bị thiếu oxy sẽ cao.

Tóm lại, trước và trong quá trình chuyển dạ cần theo dõi sát chỉ số đường huyết của mẹ và tình trạng sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, đẻ chỉ huy là một biện pháp khác giúp mẹ bầu có thể sinh thường nhờ sử dụng loại thuốc kích thích chuyển dạ, làm giảm được nguy cơ xảy ra các biến chứng.

Qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn các mẹ bầu đã trả lời được câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?”. Hy vọng bài viết này đã trang bị cho mẹ thêm nhiều kiến thức để giúp quá trình vượt cạn được an toàn và thuận lợi.

 

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng