Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Do đó, việc cân bằng các chất dinh dưỡng là điều rất khó. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? luôn là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến tiểu đường thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến tiểu đường thai kỳ? Hầu hết phụ nữ mang thai đều khó kiểm soát chế độ ăn uống của mình. Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu mắc phải tiểu đường thai kỳ do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Nếu bà bầu biết cách ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ và nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường trong thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Để biết thai phụ có bị tiểu đường thai kỳ hay không cần làm xét nghiệm đường huyết. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai nghén, mẹ bầu thường khó phát hiện tiểu đường thai kỳ hơn. Vì vậy, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm đường huyết kiểm tra nước tiểu thường xuyên.
Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ thai kỳ khi:
Đường huyết lúc đói >= 126mg/dl.
Đường huyết bất kỳ: >= 200 mg/dl.
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu có một số triệu chứng tiểu đường như: Đi tiểu nhiều hơn, khát nước thường xuyên, vùng kín bị viêm nhiễm nấm, cân nặng giảm nhanh, mệt mỏi, mờ mắt trong thời gian ngắn.
Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ thường rơi vào những thai phụ thừa cân, béo phì, có tiền sử gia đình bị đái tháo đường, tiền sự sinh con trên 4 kg, tuổi cao, hội trứng buồng trứng đa nang…
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, cần áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường sau:
Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng gồm 4 nhóm thực phẩm: Chất đạm, đường bột, chế béo, vitamin và khoáng chất theo khuyến nghị sau:
Nhóm tinh bột
Tinh bột là nguồn năng lượng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, tinh bột đều bị thủy phân thành đường glucose. Tinh bột rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, ăn nhiều tinh bột sẽ làm tăng đường huyết rất nhanh. Nên ăn vừa đủ tinh bột, lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Chất đạm
Là một nguyên tố đa lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Nên lựa chọn đạm lành mạnh từ thực vật hoặc các loại đạm trắng từ động vật.
Chất béo
Chất béo là nguyên nhân khiến bạn tăng cân nhanh. Nên lựa chọn một số loại chất béo tốt từ cá, phô mai, dầu hạt cải, dầu đậu nành để nấu ăn, tránh các chất béo xấu từ da động vật, nội tạng, đồ ăn chiên xào…
Vitamin và khoáng chất
Đây là nhóm nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau, củ quả tươi mỗi ngày. Lưu ý khi lựa chọn trái cây nên chọn trái cây ít ngọt, chỉ số đường huyết thấp.
3. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là quan tâm rất nhiều thai phụ. Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần lưu ý:
- Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI thấp) mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe, là chìa khóa để duy trì cân nặng và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Chỉ số đường huyết của thực phẩm thấp dưới 55 như chuối, táo, yến mạch, gạo lứt, ngô nếp, các loại hạt...
- Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh
Thực phẩm giàu đạm lành mạnh là những thực phẩm có chứa đạm trắng gồm đậu, thịt gà, cá, các loại hạt thay vì đạm đỏ có nhiều trong các loại thịt đỏ như lợn, bò, trâu, vịt và các thịt chế biến sẵn.
- Chọn chất béo không bão hòa
Đây là chất béo lành mạnh giúp cơ thể giảm cholesterol xấu, hạn chế mỡ máu, tim mạch, kiểm soát đái tháo đường. Chất béo không bão hòa gồm Omega 3, Omega 6 thường được tìm thấy trong cá hồi, cá thu, cá mòi… Đây là những thực phẩm có lợi cho sự phát triển não bộ của bé.
4. Những lưu ý về chế độ ăn uống cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Để hạn chế tình trạng đái tháo đường thai kỳ, bạn cần tìm hiểu những lưu ý về chế độ ăn uống cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, cụ thể:
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ngày ăn 4-6 bữa, mỗi bữa cách nhau từ 2-3 giờ. Chia đều lượng tinh bột để duy trì đường huyết ổn định.
Trong mỗi bữa ăn nên đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh và cân bằng giữa 4 nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, uống đủ nước mỗi ngày.
Lựa chọn các thực phẩm có GI thấp < 55 như sữa chua không đường, ngô nếp, gạo lứt, yến mạch, táo, chuối…
Bữa sáng cần ưu tiên các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, hạn chế ăn nhiều tinh bột vào bữa sáng và cần có kế hoạch ăn uống cụ thể, cân bằng.
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, muối, súp, đồ ăn liền, đồ ăn chiên, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng gói.
Hạn chế chế biến thực phẩm ở dạng luộc nhừ, nướng, ép hoặc hầm vì dễ làm tăng đường huyết.
Xem thêm: Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà
Ăn uống đủ giờ, điều độ, lành mạnh là yếu tố quan trọng đối với phụ nữ tiểu đường thai kỳ. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào biểu hiện đái tháo đường bạn cần đến thăm khám và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.