Trầm cảm khi mang thai-Đừng để nỗi tuyệt vọng không thể cứu chữa

Ngày đăng: 29/12/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Mang thai là giai đoạn người phụ nữ thường dễ có những thay đổi về mặt tâm lí, những lo lắng về thai kỳ dễ khiến mẹ bầu phát sinh những suy nghĩ tiêu cực, nếu không được giải quyết kịp thời, lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng trầm cảm khi mang thai và cách giải quyết hiệu quả vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi:

Trầm cảm khi mang thai có biểu hiện như thế nào?

Trầm cảm khi mang thai không còn là một bệnh lý quá xa laj trong thời đại hiện nay, theo các số liệu thống kê, có đến 14 - 23% phụ nữ mang thai bị trầm cảm, tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn do những mẹ bầu bị trầm cảm có xu hướng giấu bệnh hoặc không biết mình bị bệnh.

Trầm cảm khi mang thai là một bệnh lý cần được đặc biệt quan tâm chú ý, bởi lẽ nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lí của cả mẹ và thai nhi. Thai phụ bị trầm cảm có thể có những biểu hiện sau:

- Luôn cảm thấy chán nản, buồn bã, lo âu, trống rỗng.

- Hay lo lắng, bồn chồn, dễ cáu gắt, khóc không lý do.

- Khó tập trung, chậm chạp trong việc đưa ra quyết định hay phản ứng chậm với các tác động xung quanh.

- Không quan tâm hay hứng thú với bất kỳ thứ gì.

- Có xu hướng cô lập bản thân mình với mọi người, không muốn gần gũi với bạn bè và người thân trong gia đình.

Trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai

- Khó ngủ hoặc mất ngủ kéo dài.

- Thèm ăn liên tục hoặc không muốn ăn uống bất kỳ thứ gì.

- Sụt cân nhanh chóng hoặc tăng 5% cân nặng cơ thể trong 1 tháng.

- Thường xuyên thấy tim đập nhanh, toát mồ môi, khó thở, thậm chí choáng ngất.

- Chán ghét cuộc sống, có suy nghĩ về cái chết.

Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu kể trên kéo dài trong vòng 2 tuần, rất có thể mẹ bầu đang mắc chứng trầm cảm, lúc này mẹ bầu cần nói với gia đình và tới ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị hiệu quả, tranh những tác động xấu tới sức khỏe của bản thân và bé yêu của mình.

Nguyên nhân mẹ bầu bị trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trầm cảm trong quá trình mang thai, được chia thành 2 nhóm chủ yếu sau:

Nguyên nhân bên trong

 Sự thay đổi nội tiết tố

Các chuyên gia cho rằng sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai là tác nhân chính gây trầm cảm. Sự thay đổi này làm mẹ bầu dễ nhạy cảm với môi trường xung quanh khiến mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, suy nghĩ, lo lắng. Những câu chuyện “bé xé ra to” dễ làm cho các cuộc cãi vã trong gia đình trở nên căng thẳng hơn trong giai đoạn mang bầu.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai gây trầm cảm
Thay đổi nội tiết tố lớn khi mang thai gây trầm cảm

 Mang thai ngoài ý muốn

Những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn thường có suy nghĩ tiêu cực, chán nản, lo sợ điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, sức khỏe và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trầm cảm khi mang thai.

 Di truyền

Mặc dù chưa thực sự rõ ràng nhưng người ta cho rằng di truyền cũng là một yếu tố liên quan đến trầm cảm. Nếu người thân trong gia đình đã từng bị trầm cảm khi mang thai thì mẹ bầu cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này.

 Bệnh lý tuyến giáp

Khi tuyến giáp bị rối loạn sẽ dẫn đến nồng độ hormon trong cơ thể thay đổi, điều này cũng dễ dẫn đến trầm cảm.

Tác động bên ngoài

 Thiếu sự quan tâm 

Phụ nữ khi mang thai thường rất nhạy cảm do đó sự thờ ơ hay quan tâm không đúng mực từ người thân, bạn bè, đặc biệt là người chồng dễ khiến mẹ bầu tổn thương sinh ra buồn rầu, chán nản, bi quan.

Phụ nữ khi mang thai thường rất nhậy cảm
Khi mang thai phụ nữ thường nhậy cảm khi không được quan tâm

 Áp lực kinh tế

Chi phí chăm sóc thai kỳ là không nhỏ đối với những gia đình không có điều kiện. Những mẹ bầu này thường bị cuốn vào những lo lắng về “cơm, áo, gạo, tiền”, về chi phí sinh đẻ, chi phí nuôi con…những suy nghĩ này khiến mẹ bầu không thể thoải mái mà thường xuyên lo lắng, bế tắc, lâu dẫn dễ sinh ra trầm cảm.

 Thiếu sự hỗ trợ

Mang thai là giai đoạn yếu đuối nhất của người phụ nữ, họ rất cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Nếu người phụ nữ phải tự lập quá nhiều, ít nhận được sự giúp đỡ từ người thân và bạn bè sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy cô đơn, trống trải, tủi thân dễ dẫn đến tuyệt vọng.

 Áp lực xã hội

Công việc bận rộn làm cho mẹ bầu ít có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh đó, những áp lực xung quanh mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè, xã hội dễ khiến mẹ bầu mệt mỏi, buồn chán dẫn đến trầm cảm.

Làm sao để thoát khỏi cơn trầm cảm khi mang bầu

Để thoát khỏi trầm cảm cần sự nỗ lực rất lớn từ bản thân mẹ bầu và sự hỗ trợ từ những người thân xung quanh. Mẹ bầu hãy cố gắng suy nghĩ về những điều tích cực, dành thời gian để nghỉ ngơi thay vì suy nghĩ tới những vấn đề tiêu cực. Luôn ghi nhớ, mọi khó khăn đều có cách giải quyết và việc mẹ bầu làm tốt nhất đó là bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng.

Thay vì quanh quẩn ở nhà, hãy dành thời gian cho tập luyện, điều này không những có ích trong việc tăng cường sức khỏe mà còn giúp tinh thần của mẹ bầu thêm sảng khoái. Đừng ép buộc bản thân làm theo những điều mà người khác muốn mà bản thân không thích, hãy làm những việc mà bản thân cảm thấy vui vẻ, thoải mái trong giới hạn cho phép.

Dành thời gian tập luyện khi mang thai
Dành thời gian tập luyện khi mang thai

Để giúp mẹ bầu vượt quá trầm cảm, vai trò của người thân, đặc biệt là người chồng là rất lớn. Người thân hãy dành cho mẹ bầu những sự quan tâm, động viên, chia sẻ những tâm tư, tình cảm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để mẹ bầu cảm thấy luôn cảm thấy thoải mái, tự tin và không bị cô độc, bỏ rơi.

Trường hợp mẹ bầu bị trầm cảm nặng, luôn suy nghĩ về cái chết thì mẹ bầu cần những can thiệp điều trị sâu hơn từ các chuyên gia y tế. Lúc này, mẹ bầu có thể cần tham gia các khóa điều trị tâm lý kết hợp với uống thuốc chống trầm cảm để cải thiện tình trạng bệnh của mình, tránh nguy hiểm tới sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Bà bầu phòng tránh trầm cảm khi mang thai như thế nào?

Một số lời khuyên giúp mẹ bầu phòng tránh trầm cảm khi mang thai:

- Luôn ưu tiên bản thân mình trong mọi việc.

- Quan tâm đến bản thân nhiều hơn, làm những công việc mà bản thân yêu thích.

- Thường xuyên tâm sự với những người thân trong gia đình, tranh kìm nén những cảm xúc khó khăn, bất mãn.

- Thường xuyên ra ngoài, giao lưu, trò chuyện với bạn bè cũng là một cách giúp cải thiện tâm lý ở các mẹ bầu.

Gia lưu, trò truyện với bạn bè giúp cải thiện tâm lý khi mang thai
Gia lưu, trò truyện với bạn bè giúp cải thiện tâm lý khi mang thai

- Ngủ đủ giấc sẽ khiến tâm trạng mẹ bầu luôn thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần ăn uống đủ chất để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi trong bụng.

Trầm cảm khi mang thai là một vấn đề nghiêm trọng bởi lẽ nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, thậm chí không thể cứu vãn. Do đó, cả bản thân mẹ bầu cũng như những người thân cần có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này để tránh trầm cảm xảy ra bằng mọi cách!

 

Bình chọn

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng