Tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm?

Ngày đăng: 11/03/2024
Mục lục [ Ẩn ]

Tiểu đường thai kỳ khi mang thai là căn bệnh mà không mẹ bầu nào muốn gặp phải. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ người nào. Khi chỉ số này tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vậy tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm? Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

1. Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì? 

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là chỉ số biểu thị mức đường huyết của mẹ bầu. Chỉ số này phản ánh lượng đường trong máu của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Nếu chỉ số tiểu đường thai kỳ cao hơn so mức bình thường thì rất có thể là mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ
Chỉ số tiểu đường thai kỳ

Bằng cách thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường (glucose), bác sĩ sẽ sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Và thông thường nghiệm pháp này được hiện với lượng glucose đường uống là 50g và sau 1 giờ sẽ đo lại đường huyết.

Trường hợp nếu mức đường huyết 1 giờ ở mức trên 130 và 140 mg/dl (trên 7,2 đến 7,8 mmol/l) thì tiến hành thử nghiệm lần 2 bằng cách sử dụng 100g glucose và sau 3 giờ sẽ thử lại.

Tuy nhiên, nếu nồng độ đường huyết đói trên 126 mg/dl (trên 6,9 mmol/l) hoặc nồng độ đường huyết ngẫu nhiên trên 200 mg/dl (trên 11 mmol/l) thì bác sĩ có thể chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

2. Tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm? 

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì thế mà mẹ bầu cần nắm rõ ngưỡng đường huyết nguy hiểm để có biện pháp phòng và điều trị hiệu quả. Vậy tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm?

Lần khám thai đầu tiên

Trường hợp thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được bác sĩ chỉ định thử đường huyết đói, HbC1C hoặc đường huyết bất kỳ và chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như sau:

+ Giá trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L thì mẹ bầu được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.

+ Đường huyết lúc đói là khoảng 5,1 đến 7,0mmol/L thì mẹ bầu được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.

+ Đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L, mẹ bầu sẽ được theo dõi đến tuần thứ 24- 28 của thai kỳ để tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ một cách chính xác.

Chỉ số đường huyết của bà bầu trong thai kỳ
Chỉ số đường huyết của bà bầu trong thai kỳ

Tuần 24- 28 của thai kỳ

Nếu đường huyết của mẹ bầu ở giai đoạn này  < 5,1 mmol/L sẽ thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose. Mẹ bầu được đo nồng độ glucose trong máu khi đói. Sau đó uống khoảng 75g glucose trong 5 phút. Sau 1-2 tiếng kể từ khi uống, bác sĩ tiến hành lấy máu để đo nồng độ glucose máu

+ Trường hợp glucose máu > 7,0mmol/L: thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.

+  Nếu có một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây thì thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

- Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

- Thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L

- Thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

Cách chỉ số đường huyết thai kỳ như thế nào là an toàn
Cách chỉ số đường huyết thai kỳ như thế nào là an toàn

Nếu kết quả kiểm tra glucose máu ở sản phụ như dưới đây thì chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường:

- Lúc đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)

- Sau khi ăn 1 giờ mà chỉ số  ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)

-  Sau 2 giờ: ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ nên mẹ bầu cần chú ý trong giai đoạn này cần tầm soát tiểu đường để tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. 

Ngoài việc quan tâm đến chỉ số xét nghiệm tiểu đường mẹ bầu cũng cần thực hiện:

- Tầm soát dị tật thai nhi một cách toàn diện bằng siêu âm 4D

- Kiểm soát cân nặng của mình để đánh giá sự phát triển của thai nhi và tình trạng sức khỏe của mẹ.

- Mẹ bầu cần nắm  rõ các dấu hiệu dọa sinh non sớm để kịp thời phát hiện và điều trị giữ thai kịp thời.

3. Cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Bên cạnh việc quan tâm đến tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm, mẹ bầu cũng lưu ý theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ. Tần suất kiểm tra đường huyết của mỗi mẹ bầu khác nhau sẽ tùy thuộc và cơ địa và mức độ biểu hiện của từng người.

- Nếu phụ nữ mang thai bị đái tháo đường trước khi mang thai: Hãy kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn, trước khi đi ngủ.

- Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường khi mang thai: Kiểm tra lượng đường trong máu trước bữa ăn sáng và sau mỗi bữa ăn; Hoặc bác sĩ tư vấn thời điểm nên kiểm tra sau khi ăn.

Bà bầu nên kiểm soát đái thoái đường thai kỳ một cách nghiêm ngặt
Bà bầu nên kiểm soát đái thoái đường thai kỳ một cách nghiêm ngặt

- Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường type 1: Kiểm tra lượng đường trong máu vào lúc nửa đêm, khoảng 3 giờ sáng. Đối với trường hợp này, bác sĩ đưa ra lời khuyên là mẹ bầu nên xét nghiệm ceton trong nước tiểu lúc đói.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ mỗi tháng một lần để được kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai, hoặc mỗi tuần một lần.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn

Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm rồi nhé. Trong thai kỳ, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chị em cần đi khám ngay để kịp thời xử lý.

Bình chọn

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng