Giải đáp cùng chuyên gia: chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn?

Ngày đăng: 08/11/2023
Mục lục [ Ẩn ]

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu ở phụ nữ mang thai cao bất thường. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai phụ và thai nhi. Cùng tìm hiểu chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, không an toàn trong bài viết sau để thực hiện kịp thời các biện pháp kiểm soát, tránh được những hậu quả có thể xảy ra.

Chỉ số đường huyết thai kỳ là gì?

Trước khi xác định được chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, thì mẹ bầu cần hiểu rõ khái niệm này. Theo đó, chỉ số đường huyết thai kỳ là mức đường trong máu của phụ nữ mang thai. Hay nói cách khác, đây là chỉ số đo lượng glucose trong máu khi mang thai.

Các chỉ số đường huyết thai kỳ
Các chỉ số đường huyết thai kỳ

Bệnh tiểu đường thường được chẩn đoán vào 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu lượng đường trong máu của thai phụ vượt quá ngưỡng cho phép thì có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn cho thai phụ

Theo ADA (hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ), chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là:

- Lúc đói: ≤ 92 mg/dl (5,1 mmol/l ).

- Sau khi ăn một giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l).

Đường huyết sau khi ăn hai giờ: ≤ 153 mg/dl (8,5 mmol/l).

Nếu trong xét nghiệm cho thấy ít nhất hai kết quả không bình thường thì mẹ bầu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Cách đọc các chỉ số đường huyết thai kỳ cho phụ nữ mang thai
Cách đọc các chỉ số đường huyết thai kỳ cho phụ nữ mang thai

Chỉ số tiểu đường trong thai kỳ bao nhiêu là cao?

Vậy, trong thai kỳ, đường huyết bao nhiêu là cao?

Trong lần khám thai đầu tiên

Phụ nữ có thai mang nhiều yếu tố nguy cơ thì sẽ được làm xét nghiệm glucose huyết lúc đói, HbA1C hay đường huyết bất kỳ.

- Nếu đường huyết lúc đói > 7,0 mmol/L,  HbA1c > 6,5% hay đường huyết ngẫu nhiên > 11,1 mmol / L thì thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường lâm sàng.

- Nếu đường huyết lúc đói từ 5,1 - 7,0 mmol /L thì được chẩn đoán là đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Nếu đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L thì chờ đến tuần thứ 24 - 28 tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ cho thai phụ.

Thử tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng đầu thai kỳ
Thử tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng đầu thai kỳ

Tuần 24-28 thai kỳ

Như đã nói ở trên, phụ nữ mang thai có đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L thì sẽ tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose.

Quy trình thực hiện gồm các bước như sau: Bác sĩ sẽ đo đường huyết lúc đói của mẹ bầu. Sau đó, mẹ được hướng dẫn tiêu thụ 75g glucose/ 5 phút. Sau khi uống, bác sĩ sẽ lấy máu để đo đường huyết sau 1 và 2 giờ.

Nếu đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L thì mẹ đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trên lâm sàng.

Mẹ bầu sẽ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu có một hay nhiều hơn 3 mức chỉ số sau:

- Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L.

- Sau 1h ≥ 10,0 mmol/L.

- Sau 2h ≥ 8,5 mmol/L.

Nếu cả 3 chỉ số trên đều nhỏ hơn thì thai phụ hoàn toàn bình thường.

Bà bầu nên thử tiểu đường thai kỳ trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ
Bà bầu nên thử tiểu đường thai kỳ trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ

Tần suất kiểm tra đường huyết cho mẹ bầu

Tần suất kiểm tra đường huyết ở mỗi sản phụ sẽ khác nhau, dựa vào mức độ triệu chứng và cơ địa của từng mẹ.

  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường trước khi mang thai: Cần kiểm tra lượng đường huyết trước và sau ăn, trước khi đi ngủ.
  • Đái tháo đường khi đang mang thai: Cần kiểm tra lượng đường huyết trước ăn sáng, sau mỗi bữa ăn.
  • Nếu mẹ bị đái tháo đường type 1: Có thể sẽ cần phải kiểm tra lượng đường huyết lúc nửa đêm, khoảng 3h sáng. Bác sĩ cũng có thể khuyên mẹ nên xét nghiệm ceton nước tiểu lúc đói.

Để kiểm soát lượng đường huyết khi mang thai, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ít nhất 1 lần mỗi tháng hoặc nếu thường xuyên hơn thì mẹ nên đi mỗi tuần một lần.

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường khi mang thai

- Hoạt động thể chất: Lượng đường trong máu sẽ được dịch chuyển đến tế bào khác khi mẹ tập thể dục, vận động thường xuyên. Các mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng và duy trì nhịp tim không quá 140 nhịp/phút.

Chỉ với 30 phút thể dục mỗi ngày, cơ thể mẹ sẽ dễ dàng dung nạp glucose và giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường, đồng thời khắc phục đau lưng, chuột rút,...

- Chế độ dinh dưỡng: Một trong những cách hiệu quả để giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ là chế độ ăn uống khoa học. Bà bầu nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít chất calo.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ

Đặc biệt trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm không thể thiếu. Tránh bỏ bữa và kiểm soát lượng thức ăn nạp vào.

- Duy trì mức cân nặng hợp lý: Cân nặng của mẹ tăng lên nhiều có thể dẫn đến kháng insulin. Do đó, mẹ phải thận trọng không để tăng cân quá nhiều.

- Kiểm tra thường xuyên: Kiểm soát mức đường huyết ổn định, chỉ số HbA1c dưới 6,5, ngừa huyết áp tăng, không bị phù chân tay, mặt,...  và theo dõi sát sao những thay đổi cơ thể để giúp phòng ngừa, điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ.

- Duy trì lịch trình nghỉ ngơi hợp lý: Bà bầu cần lưu ý nên nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không nên lo lắng, căng thẳng.

Xem thêm: Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Bài viết trên đây đã cung cấp cho mẹ bầu về chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn và nguy hiểm. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh.

Xếp hạng: 3.3 (3 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng