Huyết áp thấp khi mang thai và những vấn đề cần biết!

Ngày đăng: 25/11/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Ngoài huyết áp cao thì huyết áp thấp quá giới hạn bình thường cũng gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, đặc biệt khi điều này diễn ra trên cơ thể phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề thường gặp ở thai phụ, nhất là ở những tháng đầu tiên của thai kì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề huyết áp thấp khi mang thai, mời bạn cùng theo dõi!

1. Khái niệm huyết áp thấp

Huyết áp là một trong những dấu hiệu sinh tồn cơ bản để đánh giá sức khỏe. Huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ở người bình thường, huyết áp tâm thu sẽ giao động từ 90-140mmHg và huyết áp tâm trương dao động trong khoảng 60-90mmHg. Khi một chỉ số nằm vượt ngưỡng giới hạn này được cho là cao huyết áp và ngược lại, khi một chỉ số hoặc đồng thời cả 2 chỉ số nằm dưới giới hạn bình thường được coi là huyết áp thấp.

Như vậy, huyết áp thấp được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.

2. Dấu hiệu huyết áp thấp khi mang thai

Huyết áp thấp hơn bình thường khi mang thai là tình trạng thường gặp. Thông thường tình trạng này diễn ra trong 12 tuần đầu tiên và dần trở lại bình thường vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Các triệu chứng của huyết áp thấp có thể kể đến như:

Dấu hiệu huyết áp thấp khi mang thai
Dấu hiệu huyết áp thấp khi mang thai

- Thường xuyên mệt mỏi, cảm giác lâng lâng.

- Cơ thể mệt mỏi thường xuyên

- Hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, dễ ngất xỉu

- Đau đầu

- Giảm tập trung

- Cảm giác khó thở, thở nhanh

- Thường xuyên buồn nôn, nôn

- Luôn cảm giác khó chịu, dễ nổi nóng

- Dễ lạnh hơn bình thường

- Cơ thể nhợt nhạt, xanh xao, thiếu sức sống.

Tuy nhiên những triệu chứng kể trên thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Do đó, khi gặp bất kì một biểu hiện nào kể trên, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác xem đó có phải dấu hiệu của huyết áp thấp hay là do một bệnh lý tiềm ẩn nào gây nên để có kế hoạch điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân huyết áp thấp khi mang thai

Sự thay đổi hormone progesterone trong thai kỳ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến huyết áp thấp khi mang thai, hormon này tác động lên cách mạch máu trong cơ thể, làm giãn mạch máu từ đó làm giảm áp lực của máu lên thành động mạch, từ đó gây huyết áp giảm.

Bên cạnh đó, những vấn đề như mang đa thai, thiếu vitamin B12, sắt, acid folic hay tiền sử bị huyết áp thấp cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Ngoài ra, huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai này có liên quan đến một số vấn đề khác như:

- Bệnh tim mạch

- Thiếu máu

- Rối loạn nội tiết

- Chấn thương 

- Mất nước

- Suy dinh dưỡng

Có những nguyên nhân nào gây huyết áp thấp khi mang thai?
Có những nguyên nhân nào gây huyết áp thấp khi mang thai?

- Bệnh lý nhiễm trùng

- Phản ứng dị ứng

- Dùng thuốc

- Biến chứng sớm thai kỳ như thai ngoài tử cung

Một trong số những nguyên nhân kể trên có thể là vấn đề nghiêm trọng như biến chứng sản khoa, mất nước, chấn thương hay chảy máu. Do đó, chẩn đoán chính xác và loại trừ những nguyên nhân nguy hiểm là điều cần thiết.

4. Ảnh hưởng của huyết áp thấp khi mang thai

Mặc dù huyết áp thấp khi mang thai là một vấn đề phổ biến và không mấy nguy hiểm, nhưng nó có thể gây nên một số nguy cơ đối với mẹ và thai nhi như:

* Đối với mẹ

- Suy nhược cơ thể

- Nguy cơ té ngã, chấn thương do chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu

- Suy yếu các mô, cơ quan do thiếu oxy và chất dinh dưỡng kéo dài

- Nguy cơ sốc khi huyết áp quá thấp

* Đối với thai nhi

- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi khi mẹ bầu bị té ngã, thậm chí có thể gây sảy thai.

- Thai nhi không nhận đủ oxy và dưỡng chất dẫn đến phát triển kém, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, thai lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân…

5. Làm thế nào để cải thiện tình trạng huyết áp thấp khi mang thai?

Huyết áp thấp khi mang thai không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những lời khuyên giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp từ các chuyên gia mà các mẹ bầu nên áp dụng:

- Uống đủ nước: Mẹ bầu nên cung cấp cho cơ thể ít nhất 2 lít nước hàng ngày để tăng lưu lượng tuần hoàn trong cơ thể.

- Không thay đổi tư thế đột ngột: Khi thay đổi tư thế đột ngột, lượng máu một số cơ quan chưa kịp phân bổ phù hợp dễ làm cho mẹ bầu hoa mắt, chóng mặt, dễ té ngã.

- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các bữa ăn phụ hàng ngày để tránh hạ huyết áp khi cơ thể quá đói.

Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh hạ huyết áp ki cơ thể quá đói
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh hạ huyết áp ki cơ thể quá đói 

- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya.

- Giữa tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh xa stress

- Tuân thủ lịch khám thai định kỳ để kiểm soát huyết áp thường xuyên cũng như phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai (nếu có).

Việc sử dụng những loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ đều là những vấn đề đặc biệt cần tránh trong thai kỳ. Do vậy, mẹ bầu không được tùy tiện sử dụng bất kì loại thuốc chữa huyết áp thấp bằng Tây y hoặc Đông y nào. 

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng huyết áp thấp khi mang thai. Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc xung quanh vấn đề này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

 

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng