Sinh non: Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Ngày đăng: 01/07/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Sinh non là tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ. Nó xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc nguyên nhân, dấu hiệu và một số biện pháp phòng ngừa sinh non.

1. Sinh non là gì? Nguyên nhân sinh non

Trẻ sinh non là bé chào đời trong khoảng thời gian từ 22-37 tuần của thai kỳ. Người ta chia sinh non làm 3 trường hợp:

  • Sinh cực non: Trẻ được sinh ra từ tuần 22-28 của thai kỳ.
  • Sinh rất non: Trẻ chào đời từ tuần 29-33 của thai kỳ.
  • Sinh non muộn: Trẻ chào đời từ tuần 34-37 của thai kỳ.
Sinh non là gì
Sinh non là gì

Tình trạng sinh non xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

  • Do mẹ bầu có tiền sử sảy thai hoặc sinh non: Nếu thai phụ đã từng sinh non thì khả năng sinh non ở lần tiếp theo khoảng 30-50%. Càng có nhiều lần sinh non trước đó thì nguy cơ càng cao. Phụ nữ từng sẩy thai hay phá thai cũng sẽ ảnh hưởng đến lần sinh tiếp theo, trong đó có tình trạng sinh non.
  • Phụ nữ gặp một số dị tật tử cung: Dị tật tử cung gây ra nhiều bất lợi đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Một số dị tật tử cung phổ biến gồm có cổ tử cung ngắn, hẹp eo tử cung,... Tùy theo mức độ mà một số dị tật tử cung có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Mẹ mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi) hoặc quá ít tuổi (dưới 17 tuổi).
  • Mẹ bầu mắc một số bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp…
  • Căng thẳng trong quá trình mang thai: Stress kéo dài sẽ làm tăng sản sinh cortisol và epinephrine, kích thích quá trình chuyển dạ sớm gây sinh non.
  • Mang đa thai: có đến 60% trường hợp song thai, 90% trường hợp mang thai 3 bị sinh non.

2. Dấu hiệu khi trẻ sinh non

Thai phụ có nguy cơ sinh non thường có những biểu hiện dưới đây:

  • Dịch tiết âm đạo nhiều hơn, lỏng hay nhầy hơn, có thể có lẫn máu.
  • Đau thắt lưng liên tục.
  • Đau quặn bụng giống với cảm giác đau bụng khi đến kỳ kinh hoặc có thể kèm với các cơn co thắt.
  • Tăng áp lực lên vùng chậu dưới, có cảm giác như em bé đang dần bị tutj xuống.
  • Thai nhi ít cử động hay ngừng cử động.
  • Thai nhi có dấu hiệu bị đẩy về phía dưới.
  • mẹ bầu cảm thấy mờ mắt hay xuất hiện một số rối loạn về mắt khác.

Nếu mẹ bầu xuất hiện một trong các dấu hiệu kể trên nên tới gặp bác sĩ để khám và hỗ trợ kịp thời.

Dấu hiệu khi trẻ sinh non
Dấu hiệu khi trẻ sinh non

Những trẻ sinh non thiếu tháng sẽ có một số dấu hiệu như: 

  • Trẻ nhỏ, nhẹ cân, trông rất yếu.
  • Da của bé không phát triển đầy đủ bị bóng da, da khô bong tróc.
  • Trong giai đoạn đầu mí mắt của trẻ sinh non thường không mở ra được. Phải sau khoảng 30 tuần mới có thể nhìn thấy xung quanh.
  • Bé không có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, nhịp tim. Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng co giật ở trẻ.
  • Trẻ ít tóc nhưng trên cơ thể nhiều lông mềm mại.

3. Trẻ sinh non có nguy hiểm không?

Trẻ sinh non cơ thể chưa được phát triển đầy đủ nên rất dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Trong những tuần đầu sau khi sinh, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng ngắn hạn của việc sinh non, chẳng hạn như:

  • Khó thở: Hệ hô hấp chưa hoàn thiện, phổi thiếu chất hoạt động bề mặt sẽ khiến trẻ gặp phải hội chứng suy hô hấp. Trẻ sinh non cũng có thể bị loạn sản phế quản phổi.
  • Mắc các vấn đề về tim: Còn ống động mạch và huyết áp thấp là hai vấn đề về tim thường gặp ở trẻ sinh non. Khuyết tật còn ống động mạch chủ ở tim có thể tự đóng lại, tuy nhiên một số trường hợp khiến máu chảy qua tim quá nhiều gây yếu cơ tim, suy tim.
  • Vấn đề về dạ dày - ruột: Bé sinh non có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện và có thể gặp phải một số biến chứng như viêm ruột hoại tử.
  • Biến chứng về máu: Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở trẻ thiếu tháng, lúc này cơ thể của bé không được sản sinh đầy đủ lượng hồng cầu.
  • Biến chứng về não: bé sinh non càng ra đời sớm thì nguy cơ xuất huyết não càng tăng. Phần lớn biến chứng này thường nhẹ và tác động ngắn hạn tuy nhiên cũng có một số trường hợp chảy máu não nhiều gây chấn thương não vĩnh viễn.
  • Mất kiểm soát nhiệt độ: Trẻ sơ sinh sinh non có thể mất nhiệt độ nhanh chóng điều này được giải thích là do cơ thể bé không có chất béo để chống lại sự mất nhiệt qua bề mặt cơ thể.
Trẻ đẻ non dễ gặp các vấn đề về hô hấp
Trẻ đẻ non dễ gặp các vấn đề về hô hấp

4. Phòng ngừa sinh non

Sinh non không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế nguy cơ sinh non:

  • Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ bao gồm cả protein, vitamin, khoáng chất,... sẽ giúp bà bầu giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, trong đó có sinh non.
  • Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để tầm soát những biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.
  • Uống đủ nước hàng ngày (2 lít nước).
  • Không tăng cân quá nhiều: Nhiều thai phụ nghĩ rằng mẹ càng tăng nhiều cân thì con càng phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm, trong suốt thai kỳ mẹ chỉ nên tăng từ 11-17 kg.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần luôn thoải mái.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.

Như vậy, trẻ sinh non có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy cần có những biện pháp phù hợp để ngăn chặn tình trạng sinh non. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: Dọa sinh non - Dấu hiệu mẹ bầu cần biết

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng