Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?

Ngày đăng: 09/02/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Thông thường, sau 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ bé sẽ chào đời. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà em bé ra đời sớm hơn - bé sinh non. Sinh non có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và mẹ. Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé. 

1. Sinh bao nhiêu tuần là sinh non?

Sinh non là tình trạng mẹ chuyển dạ khi thai nhi chưa đủ tuần tuổi. Bình thường thai kỳ của người phụ nữ sẽ kéo dài từ 38 đến 42 tuần. Những trường hợp em bé chỉ phát triển trong bụng mẹ nhỏ hơn 37 tuần được xếp vào sinh non.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chia sinh non thành 4 loại:

  • Trẻ sinh non tuần 28 trở lại được gọi là sinh cực non.
  • Bé sinh non 29 tuần tuổi đến 32 tuần tuổi được gọi là sinh rất non.
  • Trẻ sinh non tuần 33 - 34 gọi là sinh non trung bình.
  • Bé sinh non tuần 35 - 36 tuần được xếp vào sinh non muộn.

Trẻ sinh non thường có các biểu hiện phổ biến như nhẹ cân (nhỏ hơn 2,5kg), suy hô hấp do phổi của trẻ chưa có khả năng hoạt động độc lập, não bộ, một số cơ quan chưa hoàn thiện. Do thời gian phát triển trong bụng mẹ ngắn nên những trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc phải một số vấn đề về thể chất, thị giác, trí tuệ hơn so với những em bé được sinh đủ tháng. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát trên thế giới cho thấy sinh non là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Do đó, sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn đang được nhiều phụ huynh quan tâm. 

Trẻ sinh trước tuần 37 của thai kỳ thì gọi là sinh non
Trẻ sinh trước tuần 37 của thai kỳ thì gọi là sinh non

2. Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?

Hiện nay, vẫn chưa có câu trả lời nào có thể khẳng định sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn bởi nhiều trường hợp trẻ đủ tháng vẫn không thể khẳng định 100% là an toàn.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 15 triệu trẻ em sinh non mỗi năm và đang có xu hướng tăng. Với những trẻ sinh non trước tuần 23 cơ hội nuôi được gần như bằng 0%. Những bé sinh non từ 23 đến 28 tuần tuổi tỷ lệ sống sót là 35-40%, trẻ sinh non tuần 28-36 tăng lên 90%. Những con số thống kê này chỉ là tỷ lệ sống còn, không thể khẳng định được trong tương lai bé có thể phát triển khỏe mạnh được hay không. Tỷ lệ này gần như phụ thuộc vào sự phát triển về y tế của nơi mà trẻ được sinh ra. Trình độ, tay nghề của các bác sẽ sẽ quyết định có cứu sống được trẻ thiếu tháng hay không. Với sự phát triển của y khạc ngày nay đa số trẻ sinh non 7 tháng trở lên đều có thể sống sót sau thời gian chăm sóc đặc biệt.

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn
Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn

3. Bé sinh non có nuôi được không?

Sinh non bao nhiêu tuần thì nuôi được, bé sinh non có nuôi được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến:

  • Cân nặng: Theo thống kê của WHO nếu cân nặng của trẻ sơ sinh trên 800g thì tỷ lệ sống sót lên đến 90%. Với những trẻ chỉ đạt cân nặng khoảng 500g tỷ lệ này chỉ còn khoảng 40-50%, chưa kể trẻ có thể tử vong ngay sau khi sinh.
  • Giới tính của trẻ: bé gái sinh non thường có cơ hội sống sót và phát triển tốt hơn bé trai.
  • Tuần thai: tỷ lệ bé sinh non sống sót và có thể nuôi được sẽ tỷ lệ thuận với thời gian bé ở trong bụng mẹ. 
  • Sự phát triển của y tế: ở những nơi có trình độ y học phát triển thì tỷ lệ bé sinh non nuôi được sẽ cao hơn.
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ: nếu mẹ có mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp… sẽ tác động không tốt đến sức khỏe của trẻ sinh non.

Với những trẻ sinh non khả năng nuôi được là rất thấp. Tuy nhiên vẫn có phép màu xảy ra, nhiều bé sinh non vẫn sống sót, phát triển khỏe mạnh nên bố mẹ đừng từ bỏ hy vọng dù là nhỏ nhất.

Những trẻ sinh non khả năng nuôi được là rất thấp
Những trẻ sinh non khả năng nuôi được là rất thấp

4. Cách phòng tránh sinh non

Để phòng tránh những rủi ro do sinh non đối với sức khỏe của mẹ và bé, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé trong suốt giai đoạn mang thai. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu nên có đầy đủ các nhóm chất và đa dạng các loại thực phẩm.
  • Uống đủ nước (mỗi ngày khoảng 2,5-3l nước) để ngăn chặn tình trạng mất nước ở tử cung.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Hạn chế nằm ngửa, nên nằm nghiêng trái hoặc phải, tốt nhất nên kê gối dưới bụng để tạo tư thế ngủ thoải mái nhất.
  • Hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức.
  • Khám thai định kỳ để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Khám thai định kỳ để phòng tránh những biến chứng thay kỳ có thể gây sinh non
Khám thai định kỳ để phòng tránh những biến chứng thay kỳ có thể gây sinh non

Như vậy, vẫn chưa có một câu trả lời hoàn hảo nào cho câu hỏi "Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?". Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng