Táo bón khi mang thai-nỗi niềm khó nói của nhiều mẹ bầu!

Ngày đăng: 15/01/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Mang thai là sứ mệnh cao cả của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề mà phụ nữ phải trải qua trong quá trình ấy khiến không ít mẹ bầu khó chịu, trong đó phải kể tới tình trạng táo bón khi mang thai. Mẹ bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị tình trạng này một cách hợp lí nhé!

1.Hiện tượng táo bón khi mang thai.

Táo bón là gì?

Táo bón là một căn bệnh về đường tiêu hóa khiến cho người bị táo bón không thường xuyên đi đại tiện, hoặc đi đại tiện khó khăn kéo dài. Khi đi phân có thể khô và cứng hơn so với bình thường. Táo bón được định nghĩa là tình trạng đi đại tiện nhỏ hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Táo bón kéo dài có thể trở thành mãn tính dẫn đến một số biến chứng như bệnh trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng,...

Táo bón khi mang thai là gì?
Táo bón khi mang thai là gì?

Táo bón trong thai kỳ là một căn bệnh mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Táo bón thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì phải có tới 4 người bị táo bón. Mặc dù không phải là một tình trạng bệnh lý gây nguy hiểm tính mạng nhưng nhưng nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của mẹ và bé. Hơn nữa táo bón cũng có thể là nguyên nhân gây ra sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai…

Táo bón khi mang thai thường có những triệu chứng gì?

Một số triệu chứng táo bón thường gặp ở mẹ bầu gồm:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.
  • Phân cứng, khô hoặc rời rạc thành từng cục.
  • Thời gian đi đại tiện kéo dài có thể đi vệ sinh cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn không thể đi được.
  • Mỗi lần đi đại tiện cảm giác chưa tống hết được phân ra ngoài.
  • Đi đại tiện luôn có trạng thái lo sợ, căng thẳng, hồi hộp.
  • Tâm lý mệt mỏi, chán ăn.
Táo bón khi mang thai khiến bà bầu mệt mỏi
Táo bón khi mang thai khiến bà bầu mệt mỏi

2.  Nguyên nhân của táo bón khi mang thai.

Các nguyên nhân gây ra táo bón thông thường như:

  • Không ăn đủ chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Không uống đủ nước.
  • Do mẹ bầu lười vận động, ít tập thể dục.

Một vài nguyên nhân liên quan đến mang thai như:

  • Sự gia tăng hormone progesterone: Sự gia tăng hormone này trong cơ thể mẹ bầu dẫn đến sự giãn cơ bắp bao gồm cả ruột khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Do đó khiến thức ăn đi chậm hơn trong đường ruột so với bình thường.
  • Chèn ép hệ thống thần kinh và mạch máu vùng chậu: Tử cung lớn gây chèn ép thần kinh, mạch máu vùng chậu và phía dưới. Hơn nữa thai nhi lớn dần lên trong bụng gây chèn ép thu hẹp không gian đường tiêu hóa cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn.
  • Thai phụ mất nước do nôn nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Do uống thuốc sắt và vitamin bầu, đặc biệt là những sắt có nguồn gốc vô cơ.
  •  Do nhu cầu bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn để nuôi mẹ và bé nên mẹ bầu ăn uống quá nhiều khiến cơ thể không thể hấp thu và tiêu hóa kịp, thức ăn đọng lại nhiều.
  • Bỏ qua các dấu hiệu cần phải đi vệ sinh, nhịn đi vệ sinh thường xuyên đều là những nguyên nhân dễ dẫn đến táo bón khi mang thai. 3. Làm gì để giảm táo bón khi mang thai?
Lười vận động có thể khiến mẹ bị táo bón
Lười vận động có thể khiến mẹ bị táo bón

Dưới đây là một số giải pháp để mẹ bầu có thể tránh xa bệnh táo bón trong thai kỳ:

  • Uống nhiều nước. Chất lỏng giúp các chất di chuyển dễ dàng hơn trong hệ thống tiêu hóa. Vì vậy mẹ bầu hãy uống thật nhiều nước với ít nhất 2-2,5l nước mỗi ngày. 
  • Ăn nhiều chất xơ. Mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây tươi như: mận, mâm xôi, kiwi, táo, chuối,...Ăn các loại rau xanh như: cải xoăn, cải bó xôi,... Các loại củ: khoai lang, cà rốt,.... Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm nguyên hạt như: đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt, yến mạch. Mỗi ngày mẹ bầu nên tiêu thụ 25-30g chất xơ để duy trì cơ thể khỏe mạnh, hạn chế táo bón.
  • Ăn nhiều sữa chua. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn probiotic- một loại vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa và có lợi cho sức khỏe. Vi khuẩn này sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tránh những thức ăn dễ gây táo bón như: thực phẩm chiên rán, bánh mì trắng, ngô, ổi,...
  • Tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên. Chọn các môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với mẹ bầu như: bơi, đi bộ, yoga,... Mẹ bầu nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Đi vệ sinh ngay khi có dấu hiệu, không nhịn đi đại tiện.
  • Đi vệ sinh ở tư thế phù hợp. Tư thế chuẩn là nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn. Mẹ bầu có thể sử dụng một số phương pháp như massage, xông hơi, nghe nhạc để giảm căng thẳng.
Uống đủ nước giúp mẹ giảm táo bón
Uống đủ nước giúp mẹ giảm táo bón

 Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp là tất cả các kiến thức bổ ích liên quan đến căn bệnh táo bón khi mang thai, giúp các mẹ nhanh chóng vượt qua căn bệnh khó chịu này.Chúc mẹ một thai kì khỏe mạnh và trọn vẹn!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng