HƯỚNG DẪN TIÊM PHÒNG BÀ BẦU SUỐT THAI KỲ

Ngày đăng: 13/12/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Tiêm phòng bà bầu được khuyến cáo bởi các bác sĩ và tổ chức y tế thế giới giúp mẹ bầu và bé được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng và dị tật thai nhi. Dưới đây là hướng dẫn tiêm phòng bà bầu đầy đủ suốt thai kỳ. 

Các mũi tiêm phòng không thể bỏ lỡ khi mang thai

Vắc xin 3 trong 1: Sởi-quai bị-Rubella: Phụ nữ trước khi mang thai nhất định không được bỏ qua mũi tiêm phòng 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là sởi, quai bị và rubella. Đây là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai, thời gian tiêm phòng muộn nhất là 3 tháng trước khi thụ thai.

  • Bệnh sởi: Nếu mẹ không tiêm phòng bệnh này thai nhi có thể phải đối mặt với nguy cơ dị dạng. Chưa kể những biến chứng nguy hiểm như sinh non, lưu thai, sảy thai…
  • Bệnh quai bị: Bệnh quai bị có thể gây nhiễm khuẩn cho buồng trứng, phá huỷ các tế bào trứng là nguyên nhân gây vô sinh, khó thụ thai. Khi đang mang thai mà mắc bệnh quai bị thai nhi có khả năng dị tật bẩm sinh, sinh non…
  • Bệnh Rubella: Rubella là căn bệnh nguy hiểm gây dị tật thai nhi lên tới 90%. Virus này thường gây ảnh hưởng xấu đến não, tim, tai và mắt của bào thai.
    Vắc xin 3 trong 1 là mũi tiêm mẹ không nên bỏ lỡ
    Vắc xin 3 trong 1 là mũi tiêm mẹ không nên bỏ lỡ

     

Vắc xin bệnh thuỷ đậu: Theo thống kê tỷ lệ phụ nữ mang thai tử vong do mắc bệnh thuỷ đậu cao hơn so với các trường hợp mắc bệnh thông thường. Căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao vì vậy cần tiêm phòng trước khi thụ thai ít nhất 1 tháng.

Vắc xin viêm gan B: Bệnh viêm gan do virus gây ra, lây truyền qua máu và dịch trong cơ thể. Khi mẹ bị nhiễm viêm gan B thì có khả năng lây qua con. Vì vậy mũi tiêm vắc xin viêm gan B là cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của bé cũng như tránh mắc bệnh viêm gan B bẩm sinh.

Vắc xin phòng cảm cúm: Cảm cúm thông thường là căn bệnh phổ biến mà bất cứ người nào cũng có thể mắc phải. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu bị cảm cúm kéo dài dễ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy chị em phụ nữ cần tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định mang thai đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi phát triển bình thường.

Ngoài ra phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể tham khảo và cân nhắc tiêm thêm các loại mũi tiêm phòng sau: tiêm phòng viêm gan A, tiêm phòng viêm màng não (MenACWY, MenB hoặc MPSV4), tiêm phòng ngừa phế cầu khuẩn polysaccharide (PPSV23), tiêm phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà...

Tiêm phòng thai kỳ đầy đủ là rất quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé
Tiêm phòng thai kỳ đầy đủ là rất quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé

Trước khi tiêm phòng cần chú ý điều gì?

Mỗi loại vắc xin sẽ có những đặc điểm và thời điểm tiêm khác nhau, phụ nữ đang có ý định tiêm phòng mang thai cần lưu ý các điều sau:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin các mũi tiêm phòng cần thiết trong giai đoạn trước - trong - sau khi mang thai.
  • Tìm hiểu thời gian quy định của mỗi loại vắc xin.
  • Có những biện pháp phòng tránh thai an toàn trong giai đoạn tiêm phòng, khi lỡ thụ thai trong thời điểm tiêm vắc xin cần liên hệ với bác sĩ để có cách giải quyết phù hợp. 
  • Khi tiêm xong cần ở lại nơi tiêm khoảng 30 phút để theo dõi đề phòng có phản ứng phụ.
  • Tuỳ điều kiện sức khỏe để lựa chọn những loại vắc xin phù hợp. Tuy nhiên nên tiêm ít nhất 4 loại vắc xin kể trên để đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển của bé sau này. 
    Mẹ cần tìm hiểu kỹ về các mũi tiêm trước khi tiêm phòng
    Mẹ cần tìm hiểu kỹ về các mũi tiêm trước khi tiêm phòng

     

Bà bầu lưu ý theo dõi sau khi tiêm phòng thai kỳ

Các mũi tiêm phòng cho các đối tượng chuẩn bị mang thai thường sẽ kèm theo những triệu chứng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau cánh tay, vị trí tiêm phòng, đặc biệt là các mũi tiêm phòng uốn ván. Đối với mũi tiêm phòng cảm cúm có thể gây ra hiện tượng hắt xì, chảy nước mũi, triệu chứng cảm cúm giả sau 1-2 ngày tiêm vắc xin. Các mũi tiêm thường an toàn và những dấu hiệu kể trên đều bình thường nên không cần quá lo lắng. Hiện tượng người mệt mỏi, sốt nhẹ, sưng đau buốt vị trí tiêm sẽ giảm nhanh sau vài ngày. Các hiện tượng ốm giả cũng sẽ tự biến mất mà không cần dùng thuốc. Để giảm nhanh các triệu chứng trên, tránh mệt mỏi kéo dài thì bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Chườm khăn ấm, lau người bằng khăn ấm, đặc biệt là các vị trí bẹn, lưng, nách… để hạ sốt. 
  • Chú ý chế độ ăn uống, dinh dưỡng nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin.
  • Không tự ý sử dụng thuốc sau khi tiêm phòng mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Sau khi tiêm phòng tình trạng sốt cao, mệt mỏi ngủ li bì kéo dài hơn 3-4 ngày thì nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Với hiện tượng cảm cúm giả làm hắt hơi, chảy nước mũi thì chị em có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi giúp dễ thở và dễ chịu hơn.
    Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sau khi tiêm phòng thai kỳ là rất quan trọng
    Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sau khi tiêm phòng thai kỳ là rất quan trọng

     

Trong quá trình mang thai, mẹ không chỉ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu các mũi tiêm phòng đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như sự phát triển của em bé. Hy vọng với những hướng dẫn tiêm phòng bà bầu suốt thai kỳ có thể giúp mẹ có thêm thông tin an tâm phần nào cho quá trình mang thai.

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng