Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?

Ngày đăng: 23/10/2023
Mục lục [ Ẩn ]

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không? là một trong những câu hỏi mà nhiều mẹ bầu hay bị táo bón quan tâm. Bởi việc rặn khi đi vệ sinh nặng khiến mẹ bầu lo lắng gây áp lực mạnh ảnh hưởng đến thai nhi. Nhận thấy vấn đề này, bài viết dưới đây xin giải đáp cho mẹ chi tiết ngay trong bài đăng dưới đây. 

Bà bầu bị táo bón có nên rặn hay không?
Bà bầu bị táo bón có nên rặn hay không?

Trước khi giải đáp thắc mắc liệu bà bầu bị táo bón có nên rặn không? Các mẹ bầu hãy xem qua những tác hại của tình trạng táo bón khi mang thai. Để từ đó, biết cách ngăn ngừa và điều trị sao cho phù hợp.

Táo bón trong thai kỳ mặc dù không đến mức gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng táo bón kéo dài có thể tạo ra những khó chịu cho bà bầu. Bên cạnh đó, táo bón nặng có thể tăng nguy cơ nứt hậu môn, trĩ, đau bụng vùng tiểu khung. 

Những tác hại của táo bón thai kỳ đối với bà bầu
Những tác hại của táo bón thai kỳ đối với bà bầu

Theo các chuyên gia bác sĩ táo bón kéo dài còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Bởi phân giữ lại lâu trong cơ thể có thể gây hại cho sức khỏe. Thêm vào đó, mẹ bầu dễ bị đầy bụng, khó chịu, ăn không ngon miệng khiến cơ thể hấp thụ dưỡng chất kém đi. 

Chính vì thế, khi mẹ bầu bị táo bón cần phải xử lý sớm. Đặc biệt khi mang thai mẹ bầu cần phòng ngừa, bổ sung chế độ ăn hợp lý để không bị táo bón nhé. 

Vậy bà bầu bị táo bón có nên rặn không? Theo các chuyên gia thì bà bầu bị táo bón không nên rặn mạnh. Bởi việc rặn mạnh có thể gây ra một số ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi. Chẳng hạn như: 

Rặn trong trường hợp táo bón có thể kích thích co bóp tử cung và gây ra các vấn đề như sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và sinh non vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không
Bà bầu bị táo bón có nên rặn không

Việc rặn để cố gắng đẩy phân ra ngoài có thể tạo ra nguy cơ nứt kẽ ở vùng hậu môn - một dạng viêm nhiễm hậu môn. 

Việc này thường đi kèm với các triệu chứng như sự xuất hiện máu khi đi cầu, mặc dù lượng máu thường không lớn và có thể thấy trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ở hậu môn, làm tăng khả năng phát triển bệnh trĩ và thậm chí có thể góp phần vào nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

Hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều cà phê. Bởi vì việc này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lợi tiểu và gây tình trạng mất nước. Từ đó, dẫn đến tình trạng táo bón trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh ăn các loại ngũ cốc được bóp vụn và thức ăn có nhiều dầu mỡ.

Thực hiện thói quen ngồi trong nhà vệ sinh mà không bị áp lực hàng ngày, bạn có thể dành 5-10 phút sau bữa ăn sáng, trưa hoặc tối. Điều này có thể kết hợp với việc mang theo một cuốn sách hoặc tạp chí để thư giãn, tuyệt đối không sử dụng điện thoại. Hãy cố gắng thư giãn để có thể ngồi xổm lâu hơn trong nhà vệ sinh. Một tư thế khuyên dùng là nghiêng về phía trước, đặt khuỷu tay lên đầu gối, trong khi đầu gối sẽ đỡ một phần trọng lượng.

Mẹ bầu nên rèn luyện thói quen đi vệ sinh hàng ngày
Mẹ bầu nên rèn luyện thói quen đi vệ sinh hàng ngày

Nếu bạn đang mang thai và gặp tình trạng táo bón, hãy hạn chế việc sử dụng các loại thuốc. Thuốc thụt có thể giúp giảm khó khăn khi đi tiêu, nhưng chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết.

Xem thêm: Bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc về việc bà bầu bị táo bón có nên rặn không? của các bạn. Nếu tình trạng táo bón trong thai kỳ của bạn trở nên quá nặng, và bạn không thể tự giải quyết với việc điều chỉnh chế độ ăn, và có các triệu chứng đau bụng, hãy nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp kịp thời.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng