Sức khỏe thai kỳ: Bà bầu phù chân có nên đi bộ không?

Ngày đăng: 11/11/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Bà bầu phù chân có nên đi bộ không? Đây đang là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu đang rất thắc mắc. Và thật may mắn vì đã có những câu trả lời từ các chuyên gia, bác sĩ cho các mẹ bầu có thể yên tâm hơn trong suốt thời kì thai kỳ. Trong bài viết dưới đây chắc chắn sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn và giải đáp được các thắc mắc về tình hình này.

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ hay không?
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ hay không?

Nguyên nhân nhiều phụ nữ khi mang bầu bị phù chân

Khi mang thai, bên cạnh những niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua một khoảng thời gian đầy biến động cho toàn bộ cơ thể và cho cả hệ thống tĩnh mạch. Trong đó, hiện tượng phù chân tay khi mang thai là hiện tượng rất là phổ biến. Cũng tùy theo độ lớn của thai, vị trí thai và cơ địa của sản phụ mà biểu hiện phù nhiều hay ít, sớm hay muộn và nặng hay nhẹ cũng rất khác nhau.

Mang thai khiến trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12 kg, thậm chí có người tăng lên gần 20kg. Chính vì sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân các bà bầu, đây cũng chính là nguyên nhân khiến bàn chân của chị em trở nên phù nề. Phù chân là hiện tượng chân to và căng phồng do chất lỏng dư thừa tích tụ ở các chi chân, bàn chân và mắt cá chân.

Nguyên nhân bà bầu bị phù chân như thế nào?
Nguyên nhân bà bầu bị phù chân như thế nào?

Trước khi giải đáp được thắc mắc bà bầu có nên đi bộ không trong khi đang có tình trạng bị phù chân thì chúng ta cần phải nắm được những nguyên nhân gây ra hiện tượng phù chân. Có thể kể đến những nguyên nhân nổi bật là:

1. Lượng máu và lượng chất lỏng tăng lên khi mang thai

Mẹ bầu dễ bị phù chân nguyên nhân chính là do cơ thể tự động sản sinh ra lượng máu và chất lỏng nhiều hơn bình thường để có thể nuôi dưỡng thai nhi trong bụng nên đã dẫn đến tình trạng bị phù chân.  

2. Thai nhi to ra sẽ gây chèn ép tĩnh mạch chủ dưới

Tử cung của các mẹ phát triển theo tốc độ lớn lên của bé trong bụng, sẽ tạo ra áp lực tác động lên tĩnh mạch chủ phía dưới. Mà chính các tĩnh mạch này lại có chức năng là bơm máu từ chân, bụng về tim, khi chịu càng nhiều áp lực thì máu di chuyển và tích tụ ở chân càng nhiều dẫn đến phù chân.

Nguyên nhân thai to gây chèn ép tĩnh mạch chủ dưới
Nguyên nhân thai to gây chèn ép tĩnh mạch chủ dưới

3. Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Hormone trong cơ thể sẽ có những biến đổi mạnh mẽ trong thai kỳ, các thành mạch của trong cơ thể cũng mềm hơn làm cho việc vận chuyển máu gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thì bào thai có nước ối nhiều có thể gây phù chân nặng, nhất là trong thời tiết những ngày hè nóng nực

Ngoài ra, một số nguyên nhân còn do những tác động của môi trường bên ngoài cũng khiến các mẹ dễ bị phù chân như: uống nhiều lượng caffein, chế độ ăn quá nhiều muối, thời tiết nóng trong thời gian kéo dài, mẹ bầu phải đứng nhiều…

Bà bầu phù chân có nên đi bộ không ?

Đi bộ chính là hoạt động nhẹ nhàng rất tốt cho các mẹ bầu bị phù chân, giúp cho việc tuần hoàn, lưu thông máu trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn. Thông thường, các mẹ bầu khi gặp tình trạng này thường không thích vận động, di chuyển hay có xu hướng ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi liên tục. Việc này làm cho việc phù chân lâu khỏi hơn chứ không có tác dụng phục hồi. 

Theo các chuyên gia đánh giá, đi bộ là bài tập tim mạch tốt nhất cho mẹ bầu, mang lại sự dẻo dai cho chân, giúp khỏe mạnh toàn diện. Những mẹ bầu tập các bài tập thể dục khi mang thai và vừa sức khoảng 20-30 phút mỗi ngày, nó sẽ giúp dễ sinh và hạn chế được sưng phù chân. Mẹ có thể lựa chọn khung giờ đi bộ vào buổi sáng hoặc tối, là khoảng thời gian mát mẻ trong ngày. Lựa chọn đi bộ cũng sẽ khiến cho việc sinh nở thuận lợi hơn.

Bà bầu nên đi bộ hàng ngày để tăng cường sức khỏe
Bà bầu nên đi bộ hàng ngày để tăng cường sức khỏe

Ngoài ra, việc đi bộ còn giúp những phụ nữ trước khi mang thai rèn luyện sức khỏe dần làm quen với việc tập thể dục hằng ngày. Vì vậy, nếu phụ nữ mang bầu vẫn thường xuyên đi bộ trước khi mang thai thì hãy duy trì thói quen đi bộ trong thai kỳ. Nếu không hay hoạt động thể dục trước khi có bầu, hãy bắt đầu với những bài đi bộ chậm rãi như đi dạo quanh công viên khoảng từ 10 -20 phút mỗi ngày.

Vậy là các mẹ bầu đã được giải đáp thắc mắc cho vấn đề bà bầu phù chân có nên đi bộ không. Các mẹ nên chăm chỉ đi bộ để giảm phù chân, cũng như giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn. Chúc các mẹ bầu luôn rạng rỡ, khỏe mạnh để trải qua một thai kỳ an toàn.

Mẹ bầu có thể xem thêm chủ đề khác: Ù tai ở bà bầu có sao không?

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng