Cân nặng thai kỳ của mẹ bao nhiêu là hợp lý?

Ngày đăng: 30/03/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Mang thai là một quá trình dài với nhiều thay đổi trên cơ thể người mẹ. Một trong những thay đổi nổi bật không thể không nhắc tới đó là cân nặng thai kỳ của mẹ. Mỗi giai đoạn thai kỳ, các mẹ cần duy trì những mức cân nặng khác nhau. Cân nặng thai kỳ không chỉ tác động trực tiếp đến quá trình bổ sung dinh dưỡng của mẹ mà còn tác động chặt chẽ đến cân nặng thai nhi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý độc giả một vài thông tin ngắn gọn nhất về cân nặng thai kỳ mà các mẹ cần biết.

1. Khi mang thai tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Cân nặng thai kỳ bao nhiêu là hợp lý?
Cân nặng thai kỳ bao nhiêu là hợp lý?

Khi mang thai, số cân nặng của các mẹ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như cân nặng thai nhi, nước ối, nhau bám, thể tích máu tăng, lượng mỡ, dịch cơ thể và mô tăng rất nhiều. Theo tính toán của tổ chức y tế Thế giới WHO, người ta tính mức tăng cân nặng của mẹ khi mang thai dựa vào chỉ số BMI của mẹ trước khi có bầu.

Nếu người mẹ có chỉ số cân nặng trước mang thai bình thường (BMI nằm trong khoảng 18.5 đến 24.9) thì nên duy trì mức tăng cân lý tưởng khoảng 10-12kg. Mức cân nặng tăng ở mỗi giai đoạn thai kỳ cụ thể như sau:

  • 3 tháng đầu tăng 1kg.
  • 3 tháng giữa khoảng 4-5kg.
  • 3 tháng cuối tăng 5-6kg.

Nếu mẹ có thể trạng gầy, chỉ số khối của cơ thể thấp dưới 18.5 thì cân nặng cần tăng khoảng 25% so với số lượng cân nặng trước đó trong khoảng 13 đến 19kg.

Nếu mẹ có thể trạng béo, chỉ số khối trên 25 thì mức tăng cân thấp hơn, nằm trong khoảng 7 đến 10kg rất phù hợp. 

Đối với các mẹ mang thai đôi, mức cân nặng tăng cao hơn bình thường. Bởi lẽ, cân nặng của thai nhi tăng kết hợp với nhu cầu dinh dưỡng của 2 thai cao hơn 1 thai. Cho nên, các mẹ mang thai đôi nên duy trì mức tăng cân trong khoảng 16 đến 20kg.

2. Theo dõi cân nặng thai kỳ

Mẹ bầu cần theo dõi cân nặng trong các giai đoạn của thai kỳ
Mẹ bầu cần theo dõi cân nặng trong các giai đoạn của thai kỳ

Các mẹ mang thai cần theo dõi chặt chẽ và cẩn thận các mức cân trong các giai đoạn khác nhau của quá trình thai kỳ. Mỗi thời điểm, các mẹ cần chú ý từng mốc cân nặng quan trọng.

Trải qua 3 tháng đầu nghén, hầu hết, các mẹ thường tăng cân rất ít ở thời điểm này. Nhiều mẹ nghén nhiều khiến cho việc ăn uống khó khăn và không dễ dàng nên rất ít tăng cân. Thông thường, ở 3 tháng đầu, các mẹ thường tăng khoảng 1kg.

Từ tháng thứ 4 trở đi, mỗi tháng các mẹ nên duy trì tăng từ 1.5 đến 2kg. Nếu thai phụ tăng ít hơn 1kg hoặc tăng quá cao trên mức 3kg thì nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn ăn uống khoa học hơn. Nếu mẹ tăng quá ít cân thì đồng nghĩa với việc con cũng tăng ít, thiếu dinh dưỡng, kém phát triển, làm tăng nguy cơ sinh non. Tăng cân quá cao trên 3kg mỗi tháng làm tăng nguy cơ đái đường thai kỳ, tiền sản giật, béo phì,...

3. Làm thế nào để có mức cân nặng phù hợp

Ăn uống khoa học giúp mẹ bầu duy trì được cân nặng hợp lý
Ăn uống khoa học giúp mẹ bầu duy trì được cân nặng hợp lý

Duy trì mức tăng cân phù hợp thật không dễ dàng đối với các bà mẹ mang thai. Giai đoạn này, thai phụ cần xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý bởi không những tăng cân phù hợp mà còn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Cùng theo dõi một số biện pháp để cải thiện cân nặng và duy trì mức tăng cân phù hợp.

Duy trì rèn luyện thể dục nhẹ nhàng, các bài tập yoga là phương pháp hiệu quả giúp các mẹ bầu tăng cân phù hợp. Các bài tập nhẹ nhàng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện cân nặng mà còn giúp các mẹ dễ dàng vận động cũng như sinh. Một bài tập vận động nhẹ nhàng kéo dài suốt thời kỳ mang bầu khiến cuộc đẻ trở nên dễ dàng.

Trước khi bắt đầu tập, bạn nên thư giãn làm nóng cơ thể bằng các bài giãn cơ nhẹ nhàng. Sau đó, bạn có thể đi bộ khoảng 30 phút kết hợp các bài vận động tay chân giúp cho cơ thể dễ chịu, không bị ỳ trệ. Bạn có thể bơi hay tập yoga dưới hướng dẫn của các huấn luyện viên. Đến với các lớp học này, bạn sẽ được hướng dẫn tập theo giáo trình vô cùng bài bản theo từng mốc thai kỳ để giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh. Bạn không nên tập những bài tập nặng, quá sức so với mẹ bầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và khiến cơ thể mẹ rất mệt mỏi.

Cùng với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý cũng giúp mẹ duy trì cân nặng, vóc dáng
Cùng với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý cũng giúp mẹ duy trì cân nặng, vóc dáng

Tập luyện chăm chỉ cùng một bảng thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp thai phụ tăng cân hợp lý. Bạn có thể tham khảo các bác sĩ cùng các chuyên gia dinh dưỡng về xây dựng chế độ ăn hợp lý cho quá trình mang thai. Chế độ ăn khi bầu cần cung cấp nhiều loại khoáng chất, vitamin, protein, lipit,... khác nhau và nhiều hơn mức bình thường. Bởi lẽ, dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho mẹ mà cần thiết phải bổ sung để thai nhi phát triển. 

Nhu cầu dinh dưỡng rất cao, các mẹ cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày hạn chế nguy cơ hạ đường huyết. 

Bài viết trên đây là một số mốc theo dõi cân nặng quan trọng cũng như một số biện pháp duy trì mức cân nặng phù hợp khi mang thai. Mong rằng, các thai phụ bỏ túi một vài kinh nghiệm nhỏ để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: Sức khỏe bà bầu

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng