Tư vấn sức khỏe thai kỳ: Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Ngày đăng: 04/08/2022
Mục lục [ Ẩn ]

3 tháng đầu tiên là giai đoạn quan trọng và phức tạp nhất của thai kỳ. Thai nhi lúc này mới hình thành nên đang còn rất yếu, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu có vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong suốt cả thai kỳ. Do đó, mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của bé.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng để quyết định đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, ngoài việc chú ý đến sức khỏe thai kỳ thì chế độ dinh dưỡng cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Để trẻ có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh và tăng cân đều theo tiêu chuẩn thai nhi thì mẹ cần phải bổ sung nhiều loại thực phẩm cần thiết trong suốt thời kỳ mang thai. Ở mỗi giai đoạn, chế độ dinh dưỡng đều sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng thai kỳ
Tầm quan trọng của dinh dưỡng thai kỳ

Khi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, những loại thực phẩm thiết yếu sẽ giúp mẹ có được sức khỏe tốt hơn, thai nhi cũng sẽ khỏe mạnh, thông minh và phát triển một cách tốt nhất, không bị các vấn đề về sức khỏe cũng như thể trạng.

Tuy nhiên, nếu như không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ khiến mẹ bị thiếu cân, sức khỏe yếu, từ đó ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bé không phát triển, còi xương, nhẹ cân và có khả năng sinh non, con bị dị tật,… Vì vậy, yếu tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng hàng đầu.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu 

Ăn gì tốt cho thai nhi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là vấn đề khó cho những chị em mang thai lần đầu. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu tiên cần đảm bảo sự an toàn, lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất để mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Rất ít chị em biết mình đang mang bầu vào tháng đầu tiên, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Nhiều mẹ còn cảm thấy lo lắng về sự xuất hiện đột ngột của em bé, mẹ chưa kịp thay đổi lượng ăn lên, nên không biết có bị thiếu cho em bé không. Thế nhưng, điều này lại không đáng lo ngại, bởi vì trong tam cá nguyệt thứ nhất mẹ chưa cần phải tăng cường calo, do thai nhi còn quá bé để tranh phần ăn của mẹ.

Điều cần lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên này là việc bổ sung Acid folic và đối mặt với thai nghén. Não bộ, hộp sọ, tủy sống của bé được hình thành trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ, trước cả lúc mà mẹ có thể biết là mình đã mang bầu. Acid folic (Vitamin B9) là yếu tố vô cùng thiết yếu giúp tránh tổn thương ống thần kinh và giúp cho não bộ, hộp sọ, tủy sống của bé phát triển bình thường. Mẹ nên sử dụng 400mcg acid folic mỗi ngày cộng với việc ăn uống các loại thức ăn giàu chất này.

Những loại thực phẩm giàu acid folic như: Rau có lá màu xanh đậm (bông cải xanh, rau bina, bắp cải, cải xoăn, đậu bắp), đậu (đậu xanh, đậu lăng), ngô, khoai tây nướng, măng tây, cam, trứng, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt và bơ thực vật không bão hòa đa.

Bà bầu tháng thứ 2 cần bổ sung gì?

Bà bầu tháng thứ 2 nên bổ sung các loại hạt
Bà bầu tháng thứ 2 nên bổ sung các loại hạt

Tháng thứ 2, thai nhi vẫn còn rất nhỏ, còn mẹ thì vẫn đang tiếp tục chịu cảnh buồn nôn và mệt mỏi trong tháng thứ hai này do thay đổi nội tiết tố. Mẹ có thể nhận thấy rằng mình đã tăng vài cân. Điều này là do lượng máu tăng lên và sự phát triển của tử cung, nhau thai và mô vú của mẹ bầu.

Mặc dù nghén làm mẹ ăn uống khó khăn, nhưng hãy tham khảo các loại thực phẩm nên ăn cho tháng thứ 2 như:

Cá hồi, trứng: Bổ sung DHA, omega 3 rất cần thiết ở giai đoạn này, đây là chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ cho sự phát triển thị giác và thần kinh của bé. Cá hồi và trứng có chứa nhiều DHA. Để có được lượng DHA lý tưởng, hãy đảm bảo mẹ bầu có 2 khẩu phần cá mỗi tuần và bổ sung 200 mg axit béo omega-3 mỗi ngày.

Hạt hướng dương, hạnh nhân: Loại thực phẩm này bổ sung vitamin E cho mẹ bầu. Các nghiên cứu cho thấy rằng, vitamin E chống oxy hóa, đặc biệt là khi kết hợp với vitamin C, giúp làm giảm nguy cơ sẩy thai và tiền sản giật – loại huyết áp cao có thể xảy ra ở một số thai kỳ. Các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin E dồi dào khác là lòng đỏ trứng và dầu ô liu.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3

Giai đoạn này, thai nhi đã dài khoảng 3-4 cm và nặng tương đương với một quả đậu. Còn mẹ bầu thì có thể cảm thấy tình trạng nghén đỡ hơn một chút. Hầu hết các mẹ sẽ giảm dần cảm giác buồn nôn vào cuối tháng này.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3

Lúc này, mẹ bầu nên tăng cường uống sữa, nước cam để bổ sung vitamin D. Vitamin D giúp mẹ hấp thụ canxi cần thiết để hình thành xương và răng của em bé. Mẹ hãy uống vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ vitamin D tốt nhất.

Trái cây, rau, đậu, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc là những thực phẩm giúp giảm bớt triệu chứng táo bón khi mang thai. Ăn một bữa ăn có nhiều chất xơ sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy no lâu hơn và giúp hạn chế cảm giác bụng đói. Mẹ nên cố gắng ăn khoảng 25 đến 30 g chất xơ mỗi ngày và nhớ uống nhiều nước.

Hy vọng với thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu trên đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc tốt cho thai kì của mình. Ngoài ra, mẹ nên đến gặp các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo nhất giúp mẹ và thai nhi cùng khỏe mạnh và an toàn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng