Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sinh con có bị tiểu đường không?

Ngày đăng: 20/09/2023
Mục lục [ Ẩn ]

Tiểu đường thai kỳ là một trong số những căn bệnh vô cùng đáng lo của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Liệu mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị tiểu đường không? Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi ra sau. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc của các bạn.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường là một tình trạng mà glucose trong máu tăng lên quá nhiều, thay vì được sử dụng để cung cấp năng lượng. Khi mức đường trong máu tăng cao, có thể gây ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Tiểu đường thai kỳ và những thông tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ và những thông tin liên quan

Một số phụ nữ có thể phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai lần đầu tiên. Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần nhận được sự quan tâm đặc biệt cả trong thời gian mang thai và sau khi sinh.

Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không? 

Mặc dù không chắc chắn "mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không?". Tuy nhiên, việc mẹ mang thai bị tiểu đường chắc chắn gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi lượng đường dư thừa trong máu mẹ có thể truyền cho thai nhi qua nhau thai. Điều này khiến cơ thể bé cũng có thể sản xuất ra lượng insulin dư thừa. Ngoài ra một số nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ cho cả mẹ và bé như sau:

Cảnh báo nguy cơ tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ

Khi bà bầu mang thai bị mắc chứng tiểu đường thai kỳ, nếu như mẹ bầu không điều chỉnh chế độ ăn uống khắt khe. Việc đường huyết tăng cao có thể gây ra nhiều vấn đề nặng nề đối với sức khỏe. Chẳng hạn như:

Cao huyết áp gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ

Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ thường có khả năng tăng huyết áp cao hơn so với các thai phụ không mắc bệnh này. Tỉ lệ thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ gặp vấn đề tiền sản giật khoảng 12%, cao hơn so với thai phụ không bị bệnh này. Do đó, việc đo huyết áp, theo dõi cân nặng và kiểm tra sự hiện diện của protein niệu trong nước tiểu là rất quan trọng trong các cuộc khám thai định kỳ.

Sinh non biến chứng tiểu đường thai kỳ thường gặp

Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ tăng cao về sinh non so với những thai phụ không bị bệnh này. Các nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non có thể liên quan đến việc kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, thai đa ối, tiền sản giật và tăng huyết áp.

Sinh non là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ
Sinh non là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ

Sẩy thai và thai lưu biến chứng nguy hiểm khi mẹ bầu bị tiểu đường

Các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ thường có nguy cơ tăng cao về tình trạng sẩy thai tự nhiên, và đặc biệt thai phụ thường gặp sẩy thai liên tiếp cần được kiểm tra glucose huyết thường xuyên.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ, đặc biệt khi kiểm soát glucose huyết không tốt, có nguy cơ tăng về nhiễm khuẩn tiết niệu. Dù nhiễm khuẩn tiết niệu có thể không gây ra triệu chứng lâm sàng, nhưng nó có thể làm cho sự cân bằng glucose huyết của thai phụ bị ảnh hưởng và cần phải được điều trị. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến viêm nhiễm thận cấp. Từ đó gây ra nhiều vấn đề khác như nhiễm ceton, sinh non và nhiễm trùng trong thai kỳ.

Ảnh hưởng tới thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu tình trạng tiểu đường thai kỳ kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề: 

Tăng trưởng quá mức và thai to

Tình trạng thai tăng trưởng quá mức thường xuất phát từ việc glucose được vận chuyển từ mẹ sang thai quá nhiều. Chính việc dư thừa glucose này kích thích đến tụy của thai tạo ra insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng và thúc đẩy sự phát triển của bé.

Hạ glucose trong huyết tương và bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Tỷ lệ các trẻ sơ sinh có vấn đề về hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa thường nằm trong khoảng từ 15% - 25% đối với các thai kỳ có đái tháo đường. Nguyên nhân thường là do gan của thai nhi phản ứng yếu với glucagon, dẫn đến khả năng sản xuất glucose từ gan bị giảm sút.

Tiểu đường có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
Tiểu đường có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Bệnh lý về đường hô hấp

Trước đây, hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, chiếm đến 30% trong trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường. Hiện nay, tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 10% nhờ sự tiến bộ trong việc đánh giá trưởng thành phổi của thai nhi.

Hiện nay chưa có nhà khoa học, chuyên gia nào chứng minh việc mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì con sẽ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thông qua những thông tin chi tiết ở trên, mẹ bầu có thể nhận thức rõ rằng nếu bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai không được kiểm soát tốt, có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe của thai nhi.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp các mẹ hiểu được rõ hơn về tiểu đường thai kỳ và những ảnh hưởng to lớn tới sức khỏe của cả mẹ và bé, giúp giải đáp cho bản thân về việc mẹ bị tiểu đường thai kỳ sinh con có bị tiểu đường không. Nếu cơ thể xảy ra những triệu chứng bất thường đi kèm khác, các mẹ hãy tới các bệnh viện uy tín để được kiểm tra, tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng