Các nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu và cách phòng tránh

Ngày đăng: 27/08/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Tiền sản giật là biến chứng thường gặp đối với những mẹ bầu đang mang thai vào 3 tháng cuối thai kỳ. Theo thống kê có 2 đến 8% mẹ bầu có nguy cơ bị mắc biến chứng này từ nhẹ đến nặng. Vậy tiền sản giật có nguy hiểm không? Các yếu tố nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu là gì? Mời chị em cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

1. Tiền sản giật có nguy hiểm không? 

Tiền sản giật là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu lẫn thai nhi. Một số biến chứng nghiêm trọng của tiền sản giật phải kể đến như:

Khả năng phát triển của thai nhi bị hạn chế: Tiền sản giật ảnh hưởng trực tiếp đến những mạch máu truyền đến nhau thai. Trường hợp nhau thai không nhận đủ máu sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy và chất dinh dưỡng xảy ra ở thai nhi. Điều này dẫn đến tình trạng hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi, khiến cho thai nhi nhẹ cân hoặc sinh non.

Tiền sản giật có nguy hiểm không? 
Tiền sản giật có nguy hiểm không? 

Sinh non: Nếu gặp phải tình trạng tiền sản giật nghiêm trọng, mẹ bầu có thể được chỉ định kích thích đẻ non hoặc mổ gắp thai. Việc sinh non sẽ ảnh hưởng nhiều đến trẻ, như bị suy hô hấp, thiếu dinh dưỡng hoặc gặp phải một số dị tật.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Bị tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh về tim mạch sau này. Vì thế sau khi sinh, mẹ bầu nên cố gắng duy trì cân nặng, có chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể cũng như tạo cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học để làm giảm nguy cơ này.

Nhau bong non: Hội chứng này có thể làm tăng nguy cơ làm nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh. Nếu tình trạng nhau thai bong non diễn ra một cách đột ngột và nghiêm trọng sẽ chảy nhiều máu, đe dọa tính mạng cho mẹ bầu lẫn thai nhi.

Hội chứng HELLP: HELLP là hội chứng thiếu máu tán huyết và tăng men gan, giảm tiểu cầu ở phụ nữ đang mang thai. Đây là biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật, có thể đe dọa tới tính mạng của mẹ bầu. Biến chứng này thường sẽ xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ, đôi khi là sau khi sinh.

Sản giật: Nếu tiền sản giật tiến triển nặng và không được kiểm soát kịp thời, mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc sản giật. Sản giật có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Do đó, khi bị sản giật, mẹ bầu nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tính mạng của mẹ và bé.

Gây tổn thương các cơ quan khác: Tiền sản giật nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tổn thương các cơ quan khác như tim, gan, thận, phổi hoặc mắt. Không chỉ vậy, tình trạng này còn có thể khiến mẹ bầu bị đột quỵ hoặc chấn thương não.

2. Các yếu tố nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu

Yếu tố nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu
Yếu tố nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu

Dựa vào các nghiên cứu và phân tích, các chuyên gia đã đưa ra một số nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng tiền sản giật. Mẹ bầu cần chú ý đi khám sớm nếu có nguy cơ tiền sản giật thông qua các yếu tố như:

2.1 Nguy cơ từ mẹ bầu

Mẹ bầu bị một số chứng rối loạn như máu khó đông hoặc có tiền sử mắc bệnh thận, bệnh tiểu đường, hội chứng kháng thể kháng phospholipid, bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da) trước đó,…

Trước khi mang thai, mẹ bầu có tiền sử tăng huyết áp.

Có người thân trong gia đình như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột… đã từng bị tiền sản giật.

Bản thân mẹ bầu từng bị mắc tiền sản giật ở lần mang thai trước thì nguy cơ tiền sản giật khi mang thai lần 2 sẽ cao hơn.

Mẹ bầu bị béo phì hoặc thừa cân trong thai kỳ.

Phản xạ trong căng tử cung trong đa thai hoặc thai to.

Mẹ bầu đang mang thai lần đầu tiên.

Mẹ bầu mang thai ở độ 40 tuổi trở đi.

Mẹ bầu có thói quen sinh hoạt không tốt cho sức khỏe như: hút thuốc lá, rượu bia,…

Mang thai đôi dễ bị tiền sản giật
Mang thai đôi dễ bị tiền sản giật

2.2 Nguy cơ từ thai nhi

Nguy cơ tiền sản giật cũng dễ xảy ra khi thai nhi có các đặc điểm sau:

Đa thai, đa ối

Chửa trứng, biểu hiện sớm của nguy cơ tiền sản giật.

Phản xạ căng tử cung trong đa thai hoặc thai to.

Dấu hiệu thiếu máu cục bộ tử cung và nhau thai.

3. Cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra tiền sản giật

Một trong những cách quan trọng để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ phát triển tiền sản giật là tầm soát huyết áp cao ở phụ nữ đang mang thai. Mẹ bầu hãy luôn kiểm soát huyết áp của mình khi trước và trong thai kỳ, nếu không may bị huyết áp cao thì cần kiểm soát chặt chẽ, bởi tình trạng này không thể được điều trị và chữa khỏi một cách đơn giản.

Nếu tiền sản giật nhẹ và thai nhi chưa đủ tháng, mẹ bầu cần chú ý:

Kiểm tra huyết áp của mình hai lần trong một ngày
Kiểm tra huyết áp của mình hai lần trong một ngày

Kiểm tra huyết áp của mình hai lần trong một ngày.

Tăng cường khám thai để theo dõi thai nhi, bao gồm theo dõi nhịp tim thai cùng với việc thường xuyên xét nghiệm máu, siêu âm, theo dõi huyết áp và kiểm tra nước tiểu.

Nghỉ ngơi, nằm nghiêng về bên trái để đưa trọng lượng của thai nhi ra khỏi các mạch máu lớn.

Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, thường xuyên rèn luyện thân thể cũng như có chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học. 

Với tiền sản giật nặng, bác sĩ có thể cho mẹ bầu dùng thuốc huyết áp cho đến khi thai nhi đủ an toàn để sinh nở. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu nghỉ ngơi tại nhà hoặc tại giường bệnh viện, dùng corticosteroid cho mẹ dưới 34 tuần để giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh chóng hơn.

Hy vọng với bài viết trên đây, mẹ bầu đã biết được các nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ cũng như cách phòng tránh. Tốt nhất, mẹ nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình và em bé trong bụng, mẹ bầu nhé!

Xem thêm: Tiền sản giật sau sinh

Bình chọn

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng