Bạn đã biết về các xét nghiệm tiền sản giật?

Ngày đăng: 01/07/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Tiền sản giật là một hội chứng phức tạp trong y học. Nó có thể nhanh chóng phát triển thành một bệnh nặng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh. Các bác sĩ sẽ tầm soát chứng tiền sản giật bằng các xét nghiệm. Vậy khi nào mẹ bầu cần xét nghiệm tiền sản giật và các bước xét nghiệm tiền sản giật như thế nào? Chúng tôi sẽ trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Khi nào cần xét nghiệm tầm soát tiền sản giật

Tiền sản giật hiếm khi xảy ra trước tuần thứ 20 của giai đoạn mang thai. Hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thai thứ 24 đến 26 và đều là vào cuối thai kỳ. Đây là bệnh lý gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé như rối loạn đông máu, đột quỵ, trẻ chậm phát triển… Vì vậy, nếu như mẹ nhận thấy bất cứ triệu chứng nào của tiền sản giật giữa các lần hẹn khám thai thì nên tiến hành thông báo ngay cho bác sĩ để làm các xét nghiệm tiền sản giật một cách sớm nhất.

Khi nào cần xét nghiệm tầm soát tiền sản giật
Khi nào cần xét nghiệm tầm soát tiền sản giật

Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra những phương pháp can thiệp kịp thời dành cho mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật. Từ đó giúp mẹ tránh được các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. 

Những dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật thai kỳ

- Đau đầu dữ dội, cảm thấy cơ thể không khỏe.

- Mẹ gặp các vấn đề về thị lực, chẳng hạn như mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

- Ợ chua nặng, thậm chí bị buồn nôn hoặc nôn mửa.

- Đau bụng trên, thường là bị ở vị trí ngay dưới xương sườn bên phải.

- Thấy lượng nước tiểu giảm và đi tiểu ít.

- Bị tăng cân quá mức do cơ thể giữ nước.

- Cơ thể bị phù nề, chẳng hạn như sưng mặt, sưng bàn tay, bàn chân và mắt cá chân.

- Cảm thấy bị khó thở do có dịch trong phổi.

- Suy giảm chức năng gan.

- Huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu (protein niệu). Tuy nhiên, đây là triệu chứng mà mẹ chỉ có thể biết sau khi xét nghiệm tiền sản giật.

Những trường hợp nguy cơ cao cần tầm soát tiền sản giật thai kỳ

- Ngoài ra, mẹ cũng nên làm xét nghiệm tầm soát tiền sản giật nếu có một trong các yếu tố nguy cơ sau đây:

- Trên 40 tuổi.

- Bị thừa cân, béo phì.

- Mang song thai hoặc đa thai.

- Có người thân trong gia đình như mẹ hoặc chị, em gái bị tiền sản giật.

- Mẹ bầu đã bị tiền sản giật trong lần mang thai trước.

- Mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp, bệnh lupus,… trước khi mang thai.

2. Các bước xét nghiệm tiền sản giật

Xét nghiệm tiền sản giật
Xét nghiệm tiền sản giật

Xét nghiệm tiền sản giật ở tam cá nguyệt đầu tiên thường được các bác sĩ thực hiện cùng với Combined test (tầm soát các bất thường về nhiễm sắc thể 13, 18, 21) do có thể tiến hành trên cùng một mẫu máu. Loại xét nghiệm này không xâm lấn và rất an toàn đối với mẹ bầu.

Bước 1: Thu thập thông tin

Bước đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin của mẹ bầu về tiền căn bệnh lý gia đình và bản thân, độ tuổi, chiều cao và cân nặng,.

Bước 2: Xét nghiệm máu

Thu thập mẫu máu của mẹ bầu từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày để tiến hành đo nồng độ PLGF trong máu. Thông thường, PLGF sẽ gia tăng trong 2 quý đầu của thai kỳ và giảm dần ở quý 3. Chất này sẽ giảm nhiều trong máu của các mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật. 

Bước 3: Đo huyết áp động mạch trung bình

Cách đo: Mẹ bầu sẽ nghỉ ngơi từ 3 đến 5 phút, sau đó ngồi đúng tư thế. Hai bàn chân chạm đất, hai cánh tay đo huyết áp đặt ngang tim, tâm lý mẹ bầu cần thoải mái.

Dùng máy đo huyết áp tự động để đo cả hai tay cùng một lúc. Bác sĩ sẽ tiến hành đo 2 lần rồi lấy giá trị trung bình cho mỗi tay và cả hai tay. 

Huyết áp động mạch trung bình = (Huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương)/3 + huyết áp tâm trương.

Siêu âm bụng đo chỉ số xung động mạch tử cung
Siêu âm bụng đo chỉ số xung động mạch tử cung

Bước 4: Siêu âm bụng đo chỉ số xung động mạch tử cung

Tiền sản giật có nguyên nhân sinh bệnh học là vì sự suy giảm xâm nhập vào những nguyên bào nuôi của hệ động mạch xoắn và thất bại trong việc tái cấu trúc thành các mạch máu tại giường trao đổi tử cung - nhau, gây tăng trở kháng trong các dòng chảy.

Trở kháng động mạch tử cung sẽ giảm theo tuổi thai ở các thai kỳ bình thường. Nhưng chỉ số trở kháng sẽ tăng trong những thai kỳ bị tiền sản giật hay chậm tăng trưởng.

Tất cả những thông tin thu thập được trong quá trình thực hiện xét nghiệm sẽ được xử lý bằng thuật toán để đưa ra kết luận mẹ bầu có nguy cơ mắc tiền sản giật hay không.

Như vậy, có thể thấy xét nghiệm tiền sản giật là một trong các xét nghiệm quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua. Việc thực hiện những xét nghiệm có thể giúp bác sĩ phát hiện ra được các dấu hiệu sớm của tiền sản giật. Từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp, đảm bảo không xảy ra biến chứng nguy cơ cho mẹ và bé.

Xem thêm: Tiền sản giật sau sinh

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng