Bị trĩ khi mang bầu - nỗi lo lắng của mẹ bầu

Ngày đăng: 17/02/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh trĩ là bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là các bà bầu đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối. Tuy bệnh trĩ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu nhưng nó gây ra nhiều phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý. Vậy tại sao phụ nữ lại bị trĩ khi mang bầu? Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Triệu chứng bị trĩ khi mang bầu

Đối với phụ nữ khi mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón, đồng thời kết hợp với việc phải chịu áp lực của quá trình phát triển của thai nhi gây ra cho các tĩnh mạch hậu môn do đó rất dễ bị trĩ. 

Nếu bà bầu gặp phải một trong các dấu hiệu dưới đây thì rất có thể bạn đang bị trĩ khi mang bầu:

- Chảy máu mỗi khi mẹ bầu đi đại tiện.

- Xảy ra rối loạn nhu động ruột.

- Xuất hiện một vùng da nổi lên ở gần hậu môn.

- Có cảm giác ngứa, đau và sưng xung quanh vùng hậu môn.

Táo bón lâu ngày khiến mẹ bầu bị trĩ
Táo bón lâu ngày khiến mẹ bầu bị trĩ

Những người bị trĩ ngoại thường có kèm theo cục máu đông. Khi bị trĩ nội thường không thấy đau khi chảy máu, bạn chỉ phát hiện ra chảy máu khi dùng giấy để lau.

Xem thêm: Táo bón khi mang thai

Tại sao phụ nữ bị trĩ khi mang bầu?

Có đến gần 50% phụ nữ bị trĩ khi mang thai, đặc biệt bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, điều này xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

- Áp lực từ tử cung

Thai nhi trong tử cung ngày càng phát triển hơn, ngày càng tạo thêm nhiều áp lực cho vùng xương chậu. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai nhi phát triển lớn hơn gây áp lực không nhỏ đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng làm cho đám rối tĩnh mạch này bị giãn nở quá mức, phồng lên, chảy máu… gây ra bệnh trĩ.

- Sự gia tăng hormone progesterone

Đây cũng chính là một trong các yếu tố dẫn đến mắc bệnh trĩ khi mang thai. Hormone này làm tăng nguy cơ giãn thành tĩnh mạch khiến chúng dễ bị sưng hơn và dẫn đến bệnh trĩ.

- Tăng thể tích máu

Việc tăng thể tích máu làm mở rộng tĩnh mạch cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ khi mang thai.

- Táo bón khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa đặc biệt là táo bón. Việc táo bón kéo dài khiến mẹ bầu rặn nhiều khi đi đại tiện, đây là một trong các yếu tố dễ dẫn đến bệnh trĩ.

Táo bón lâu ngày khiến mẹ bầu bị trĩ
Táo bón lâu ngày khiến mẹ bầu bị trĩ

Tăng cân quá nhiều khi mang thai

Tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Do đó, mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng và chế độ ăn uống để phòng ngừa nguy cơ trĩ ở bà bầu.

 Phụ nữ bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không?

Bệnh trĩ là bệnh chỉ xảy ra ở tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, không ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục. Mặc dù, gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh nhưng mẹ đừng quá lo lắng bởi trĩ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Tùy vào mức độ của bệnh trĩ mà bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ sinh thường hay sinh mổ. Nếu mẹ bầu bị trĩ nhẹ thì có thể sinh thường, tuy nhiên ít nhiều sau khi sinh thường sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Khi sinh thường mẹ bầu thường phải rặn nhiều để đưa đứa trẻ ra, khi đó búi trĩ có thể bị thò xuống dài hơn hoặc búi trĩ cũng bị tổn thương nặng hơn. Những chị em bị trĩ sau khi sinh thường sẽ thường bị đau khi đại tiện. 

Đối với các trường hợp bị trĩ nặng với các biểu hiện như bó trĩ thò ra ngoài, chảy máu, đau, ngứa hậu môn thì bác sĩ thường chỉ định đẻ mổ. Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng búi trĩ tụt xuống và bệnh càng nặng thêm.

 Biện pháp phòng tránh bị trĩ khi mang bầu

Để phòng ngừa bị trĩ khi mang thai cách tốt nhất là ngăn ngừa tình trạng táo bón. Táo bón khi mang thai xảy ra do sự thay đổi về nồng độ hormone và chế độ ăn hàng ngày. Do đó, để hạn chế táo bón bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống từ 2,5-3l nước.

Uống nhiều nước giúp mẹ bầu phòng tránh bị trĩ
Uống nhiều nước giúp mẹ bầu phòng tránh bị trĩ

- Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày như ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt.

- Không nhịn đi đại tiện.

- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh gây áp lực cho tĩnh mạch trực tràng.

- Không nên ngồi hay đứng trong một thời gian quá dài, nên thường xuyên vận động sau mỗi lần đứng hay ngồi để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng. Bà bầu nằm nghiêng khi nghỉ ngơi cũng là một cách giúp tĩnh mạch trực tràng không phải chịu quá nhiều áp lực từ đó hạn chế được bệnh trĩ.

- Khi bị táo bón không nên sử dụng thuốc nhuận tràng bởi thuốc này có thể gây mất nước và kích thích co bóp tử cung.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về bị trĩ khi mang bầu. Để bệnh trĩ không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khả năng sinh thường của mình, mẹ bầu nên ưu tiên chăm sóc, phòng ngừa bệnh. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Xem thêm:  Bà bầu bị ù tai

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng