Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng 10 ngày thai kỳ

Ngày đăng: 10/07/2023
Mục lục [ Ẩn ]

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thế nào để giúp thai nhi phát triển toàn diện? Trong 9 tháng 10 ngày thai kỳ mẹ nên và không nên ăn gì? Hãy cùng nhà thuốc Bảo Minh tìm hiểu những thông tin về dinh dưỡng cho bà bầu trong bài viết dưới đây nhé.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ

Vai trò của dinh dưỡng đối với thai phụ

Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén sẽ phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể. Chẳng hạn như tăng cân nhanh chóng, tích trữ mỡ, sạm da hay khối lượng tử cung tăng,…

Nếu không cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời gian này, mẹ và bé yêu có thể gặp những ảnh hưởng nghiêm trọng như sau:

- Trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì. Nếu chế độ ăn uống của mẹ bầu không cân đối. 

- Con sinh ra bị thấp còi. Nếu mẹ bầu ăn uống thiếu dinh dưỡng. 

Vai trò của dinh dưỡng đối với bà bầu
Vai trò của dinh dưỡng đối với bà bầu 

- Trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Có thể do mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Mẹ thường xuyên bị chuột rút, tê tay chân do thiếu magie, canxi. Có thể khiến thai nhi chiều dài xương đùi ngắn, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng...

- Nguy cơ trầm cảm sau sinh, tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp…

Chính vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu là điều hết sức lưu ý. Không chỉ trong lúc mang thai mà kể cả khi đã sinh con thì người phụ nữ cũng cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để có sức khỏe, đủ sữa  nuôi con thật tốt. Mẹ bầu có thể xem thêm chủ đề:  bà bầu nên ăn gì

Tháp dinh dưỡng cho mẹ bầu theo giai đoạn

Theo tháp dinh dưỡng chính là biểu đồ mô tả chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đầu đủ trong suốt 9 tháng thai kỳ. Trong đó, ở 3 tháng đầu mẹ bầu có thể ăn uống bình thường như lúc không mang thai. Và nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sẽ thay đổi kể từ tháng thứ 4.

Ở 3 tháng giữa, dinh dưỡng cho mẹ bầu có sự thay đổi ở khẩu phần các nhóm thực phẩm. Trừ đường, dầu mỡ và muối thì mẹ bầu cần bổ sung thêm các nhóm thực phẩm khác có trong tháp dinh dưỡng. Nhóm ngũ cốc, rau quả và thực phẩm chứa đạm sẽ tăng thêm 1 khẩu phần ăn trong mỗi nhóm. Đối với nhóm sữa mẹ sẽ cần tăng thêm so với người bình thường là 2 đơn vị.

Tháp dinh dưỡng dành cho bà bầu trong quá trình mang thai
Tháp dinh dưỡng dành cho bà bầu trong quá trình mang thai

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở 3 tháng cuối, lượng lipid được sử dụng trong khẩu phần ăn của mẹ cũng tăng thêm 1 đơn vị so với bình thường. Sữa và đạm sẽ cần tăng thêm 3 đơn vị. Nhóm rau và trái cây tăng thêm mỗi loại 1 đơn vị so với người không mang thai. Lượng nước bổ sung tăng 2 đơn vị và tăng 1,5 đơn vị với ngũ cốc.

Đối với bà mẹ đang cho con bú chế độ dinh dưỡng sẽ có thay đổi rõ rệt hơn. Ở giai đoạn này ngũ cốc và nước mẹ sẽ cần nhiều hơn hẳn, và tăng lần lượt mỗi loại là 2,5 và 3 đơn vị. Rau củ quả vẫn giữ nguyên như lúc đang mang thai. Thực phẩm chứa protein tăng 2 đơn vị và sữa sẽ tăng thêm 3,5 đơn vị so với lúc chưa mang thai. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm 2 đơn vị chất béo vào khẩu phần ăn vào thời gian này.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho thai phụ

Bên cạnh việc cân đối dinh dưỡng dinh dưỡng, mẹ bầu cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây để đảm bảo sức khỏe:

Không sử dụng những loại thức ăn có thể gây hại cho thai kỳ

Đầu tiên có thể kể đến là những thực phẩm tươi sống như gỏi, hàu sống, sữa chưa tiệt trùng,… Bên cạnh đó, khi ăn cá biển, mẹ bầu cũng phải hạn chế các loại cá chứa nhiều thủy ngân, nhất là các loài cá lớn và sống lâu năm.

Mẹ bầu không nên ăn gỏi cá sống, cá chưa chín
Mẹ bầu không nên ăn gỏi cá sống, cá chưa chín

Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 400g cá để hạn chế lượng thủy ngân hay kim loại nặng nạp vào cơ thể. Ngoài ra, mẹ phải kiêng hoàn toàn rượu, bia, thuốc lá cùng các chất kích thích. Bởi chúng có thể gây ra các dị tật ở thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai - Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất trong khi mang thai mẹ cần bổ sung đúng, đủ liều. Chế ăn uống trong thai kỳ cần có đủ sắt, canxi, DHA/EPA, vitamin A, B, C, D, E…

Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung, tránh thừa hay thiếu chất.

Không ăn kiêng khi mang thai

Khi mang thai, việc tăng cân đôi khi sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, stress về vóc dáng. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể lấy lại được vóc dáng sau khi sinh. Chính vì thế, mẹ tuyệt đối không được ăn kiêng với mục đích giữ dáng trong thai kỳ. Bởi điều này sẽ khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất, thai nhi bị ảnh hưởng.

Khi mang thai bà bầu không nên ăn uống kiêng khem quá
Khi mang thai bà bầu không nên ăn uống kiêng khem quá

Hãy nhớ, việc tăng cân cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy em bé vẫn đang phát triển tốt từng ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cân đối dinh dưỡng để không để tăng cân quá mức gây ra béo phì, tiểu đường thai kỳ…

Nên ăn nhiều bữa nhỏ - đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Trong thời kỳ mang thai, em bé lớn lên có thể sẽ chèn ép lên cơ quan tiêu hóa khiến mẹ bầu không thể ăn nhiều. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo được nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho 2 mẹ con trong cả ngày.

Thời gian này, hệ tiêu hóa của mẹ cũng hoạt động chậm hơn bình thường nên mẹ hãy ăn từ tốn và ăn không quá no.

Những quan niệm sai lầm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng của mẹ đóng vai trò rất lớn đến sự phát triển trí não, cảm xúc, tầm vóc của con. Tuy nhiên, vẫn sẽ tồn tại 1 số quan điểm sai lầm khi bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và mẹ cần tránh là:

Nhịn ăn khi ốm nghén

Tình trạng bị nôn ói khi ốm nghén khiến nhiều mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi. Nhiều người cho rằng, khi mẹ nhịn ăn, cơ thể không nạp thức ăn vào thì mẹ sẽ không bị nôn ói nữa. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có thể khiến mẹ suy kiệt và con chậm phát triển.

Bà bầu ốm nghén không nên nhìn ăn
Bà bầu ốm nghén không nên nhìn ăn

Để giảm tình trạng ốm nghén, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thực phẩm chứa mùi…thay vì nhịn ăn.

Ăn cho hai người

Có rất nhiều người mang quan niệm “mang thai là ăn cho cả 2 người” nên khi mang bầu cần ăn gấp đôi so với bình thường. Tuy nhiên, điều này là không nên bởi gây thừa chất, tăng cân không phanh và dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tim mạch, tiêu hóa, tiểu đường….

Khi mang thai bà bầu không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn đúng và đủ nhu cầu
Khi mang thai bà bầu không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn đúng và đủ nhu cầu

Theo các chuyên gia, 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ chỉ cần nhu cầu năng lượng cơ bản như lúc không mang thai. Sau đó, mẹ sẽ cần bổ sung thêm 200 kcal/ngày ở tam cá nguyệt thứ hai và trong tam cá nguyệt thứ 3 tăng thêm 300 kcal/ngày để đáp ứng cho sự phát triển của em bé. Quan tâm chủ đề dinh dưỡng, mẹ bầu có thể xem thêm bài viết: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Trên đây là những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Hy vọng với bài viết này, mẹ sẽ biết cách cân bằng dinh dưỡng cho bản thân trong thai kỳ.

 

Xếp hạng: 4.5 (4 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng