Kẽm cho bà bầu - bổ sung thế nào để an toàn cho thai kỳ?

Ngày đăng: 11/08/2023
Mục lục [ Ẩn ]

Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra kẽm nên việc bổ sung kẽm là điều rất cần thiết. Trong đó, việc bổ sung kẽm cho bà bầu còn giúp mẹ phòng tránh được những nguy cơ sinh non, nhẹ cân, chiều cao không đạt chuẩn… 

Vai trò của kẽm với cơ thể

Kẽm là 1 trong những vi chất cần thiết cho cơ thể và luôn tham gia thành phần cấu trúc của các tế bào, tác động đến gần như tất cả các quá trình sinh học và hoạt hóa nhiều enzym khác nhau. Bên cạnh đó, kẽm còn tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp và phân giải protein và acid nucleic - đây đều là những thành phần quan trọng nhất đối với cơ thể sống.

Kẽm có vai trò như thế nào đối với cơ thể
Kẽm có vai trò như thế nào đối với cơ thể

Ngoài ra, khả năng miễn dịch cũng sẽ được tăng cường bởi kẽm vì kẽm giúp hoạt hóa miễn dịch thông qua việc kích thích các đại thực bào và tăng các tế bào lympho T,... để chống lại nhiễm trùng. Mẹ bầu xem thêm bài viết: Vitamin C cho bà bầu

Thiếu kẽm gây ra hậu quả gì?

Khi bà bầu không bổ sung đủ nhu cầu kẽm, cơ thể bị thiếu kẽm sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả 2 mẹ con. Cụ thể là:

+ Nguy cơ sinh non cao gấp 3 lần so với bình thường và sức khỏe yếu, mệt mỏi, chán ăn.

Hậu quả do thiếu kẽm gây ra cho bà bầu
Hậu quả do thiếu kẽm gây ra cho bà bầu

+ Thai nhi phát triển kém, chiều cao và cân nặng khi sinh ra sẽ thấp hơn so với tuổi. Giai đoạn sau, con có thể bị suy dinh dưỡng, đề kháng kém, chậm dậy thì, chức năng sinh dục giảm... gây ảnh hưởng đến cả tương lai của con.

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm khi mang thai

Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu kẽm khi mang thai là:

Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng

Ăn ít sắt thường sẽ dẫn đến ít kẽm hay chất lượng bữa ăn kém, ít ăn thức ăn từ động vật, ăn nhiều ngũ cốc là 1 trong những nguyên nhân gây ra thiếu kẽm ở bà bầu.

Do bệnh tật

Những bệnh lý về đường ruột, bệnh gan mãn tính, ung thư, bệnh thận mãn tính,... sẽ làm cho kẽm khó hấp thu vào cơ thể.

Những nguyên nhân gây thiếu kẽm cho bà bầu
Những nguyên nhân gây thiếu kẽm cho bà bầu

Do di truyền

Bệnh acrodematis khiến cơ thể không hấp thu được kẽm và da bị nám xung quanh khuỷu tay, mặt, đầu gối,mông…

Biểu hiện khi cơ thể thiếu kẽm

Khi bị thiếu kẽm, cơ thể sẽ không thể tạo ra tế bào mới khỏe mạnh, vì thế sẽ dẫn đến những triệu chứng như sau:

- Giảm cân bất thường.

- Tổn thương da, niêm mạc, mắt.

- Vết thương khó lành.

- Suy giảm chức năng của vị giác, khứu giác.

- Miễn dịch bị suy giảm.

- Rụng tóc, tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.

Rụng tóc có thể là biểu hiện thiếu kẽm
Rụng tóc có thể là biểu hiện thiếu kẽm

- Vết thương chậm lành.

- Thiếu tỉnh táo.

- Viêm lưỡi, loạn dưỡng móng hay rụng lông, rụng tóc.

- Chậm phát triển.

- Ăn không ngon.

Bổ sung kẽm cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Một số người tin rằng sức khỏe của mẹ và bé sẽ càng tốt khi bổ sung càng nhiều kẽm. Tuy nhiên, điều này chưa đúng và bởi cơ thể chúng ta chỉ cần 1 lượng kém nhất định cho các hoạt động của cơ thể. Tình trạng thừa kẽm ở thai phụ cũng tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. Ví dụ: trí não của bé bị ảnh hưởng, chịu nhiều tác động tiêu cực khi dậy thì,…

Bà bầu bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ
Bà bầu bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ

Vậy trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên bổ sung bao nhiêu kẽm là đủ?

Ngày nay, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu nạp mỗi ngày khoảng 11mg kẽm để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ có thể điều chỉnh mỗi ngày khoảng 12 mg. 

Cách bổ sung kẽm cho bà bầu an toàn

Mẹ bầu có thể bổ sung kẽm bằng hai cách, đó là tăng thực phẩm giàu kẽm hoặc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa kẽm. 

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Thịt bò là một trong những thực phẩm giàu kẽm nhất. Đây loại thực phẩm khá quen thuộc đối với bữa ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, thịt bò còn bổ sung nhiều dinh dưỡng và giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự phát triển của bé yêu.

Nhóm thực phẩm giàu kẽm rất tốt cho bà bầu
Nhóm thực phẩm giàu kẽm rất tốt cho bà bầu

Cùng với thịt bò, hạt điều cũng là loại hạt giàu kẽm mà phụ nữ mang bầu có thể tham khảo để bổ sung vào các bữa phụ của mình. Theo chuyên gia dinh dưỡng, hạt điều đem lại nhiều lợi ích cho thai phụ, ví dụ như kiểm soát viêm nhiễm hay cải thiện sức khỏe xương khớp.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa kẽm

Ngày nay việc bổ sung kẽm thông qua viên bổ bầu được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Tốt nhất mẹ nên tham khảo kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng cũng như có nguồn gốc rõ ràng.

Avisure Zic ống uống bổ sung kẽm
Avisure Zic ống uống bổ sung kẽm 

Thông thường, kẽm sẽ được hấp thu tốt nhất khi uống sau ăn khoảng 30 đến 60 phút. Nếu phát hiện ra triệu chứng bất thường khi sử dụng, mẹ nên đi kiểm tra kịp thời. 

Xem thêm: Vitamin A cho bà bầu

Hy vọng rằng, với bài viết này các mẹ đã biết được vai trò của kẽm cho bà bầu cũng như cách bổ sung kẽm sao cho hiệu quả nhất. Liên hệ hotline miễn cước 18000065 để được tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ mẹ nhé. 

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng