Dinh dưỡng thai kỳ: Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Ngày đăng: 23/10/2023
Mục lục [ Ẩn ]

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách cùng dinh dưỡng hợp lý thì có thể hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối mà chị em có thể tham khảo

Mẹ bầu có thể xem thêm bài viết: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Những dấu hiệu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng cuối
Những dấu hiệu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng cuối

Biến chứng do tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối

Những biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra cho mẹ và bé yêu là:

Đối với mẹ bầu

- Tăng huyết áp, nguy cơ tiền sản giật và tai biến mạch máu não.

- Nguy cơ sinh non: Khi mẹ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn kiểm soát glucose máu là nguyên nhân gây ra 1 số vấn đề như tiền sản giật, huyết áp cao, từ đó nguy cơ sinh non tăng lên.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, suy giảm chức năng bài tiết, mắc chứng viêm đài bể thận cấp. Hơn nữa, đáng lo ngại chính là tình trạng nhiễm trùng ối, sinh non,…

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu

- Mẹ bầu mắc tiểu đường sẽ phải đối mặt với  nguy cơ cao là phải đẻ mổ.

- Mẹ bầu có thể sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau sinh.

- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thị lực của mẹ bầu.

Đối với thai nhi

- Thai nhi có thể có nguy cơ mắc phải 1 số dị tật bẩm sinh.

- Thai quá to: Lượng đường huyết dư thừa ở người mẹ có thể được vận chuyển đến thai nhi khiến tuyến tụy của con phải tăng cường chuyển hóa. Do đó, thai nhi có thể to hơn bình thường.

- Trẻ bị sinh non có thể tăng nguy cơ bị suy hô hấp, mắc bệnh vàng da sơ sinh và 1 số vấn đề về tim mạch.

- Sau khi chào đời, bé có nguy cơ mắc bệnh về rối loạn chuyển hóa về sau.

Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non
Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non

Vì sao chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với thai phụ bị tiểu đường?

Một chế độ ăn khoa học và cân bằng các loại thực phẩm lành mạnh là điều rất quan trọng để kiểm soát tốt được lượng đường huyết và giữ ở mức ổn định.

Chất béo và đạm làm ảnh hưởng đến đường huyết của mẹ bầu chỉ trong vài giờ. Tuy nhiên, carbohydrate còn làm đường huyết tăng nhanh hơn nhiều và nguy cơ tăng cao quá.

Chế độ dinh dưỡng quan trọng tốt nhất cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng quan trọng tốt nhất cho bà bầu

Do đó, việc tự điều chỉnh lượng thức ăn thuộc nhóm đường bột rất hữu ích cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Đồng thời giữ nguyên lượng thực phẩm để giúp cân bằng protein, chất béo tốt và carbohydrate để ổn định lượng đường trong máu.

Mẹ bầu hãy chia thời gian ăn trong ngày thành ba bữa chính, 2 - 3 bữa phụ để khoảng cách của các bữa không quá lâu và đến mỗi bữa mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Dưới đây là gợi ý cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ về thực đơn hàng ngày:

Nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng của bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối

Nếu mắc tiểu đường thai kỳ vào 3 tháng cuối, mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh nhằm đảm bảo đường huyết được kiểm soát và hạn chế rủi ro. Cụ thể, phụ nữ mang thai cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

- Mỗi ngày, mẹ nên cung cấp 1800 - 2500 calo.

Nguyên tắc dinh dưỡng tốt nhất cho bà bầu
Nguyên tắc dinh dưỡng tốt nhất cho bà bầu theo bữa ăn

- Không nên ăn quá no hay để cơ thể quá đói.

- Không nên ăn 1 loại thực phẩm quá nhiều cho dù loại thực phẩm đó có tốt đến mấy. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm.

- Mẹ bầu nên ưu tiên thực phẩm có nhiều chất xơ, ít béo, nhiều vitamin khoáng chất và không nên ăn quá nhiều đường bột.

- Ngoài ra, bà bầu cũng nên hạn chế 1 số thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo hay nước ngọt có gas,…

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

- Thực đơn bữa sáng: Thai phụ có thể lựa chọn:

+ Cháo yến mạch, thịt nạc hay trứng gà, cải bó xôi.

+ Bún bò, phở.

+1 bắp ngô luộc, 1 quả trứng luộc và salad trộn với quả bơ.

+ Sữa tươi không đường, nửa quả táo và 2 lát bánh mì ngũ cốc.

+ 2 quả trứng luộc hoặc 2 lát bánh mì nướng.

Thực đơn bữa sáng tốt dành cho mẹ bầu bị tiểu đường
Thực đơn bữa sáng tốt dành cho mẹ bầu bị tiểu đường

- Thực đơn bữa trưa:

+ 1 bát cơm trắng, súp bí đỏ, gà nướng, bông cải xanh luộc.

+ 1 bát cơm gạo lứt, trứng luộc và canh mồng tơi nấu tôm.

+ Thịt bò áp chảo, khoai tây nghiền hoặc măng tây luộc.

+ 1 bát cơm gạo lứt, cá hồi áp chảo và 1 chút salad trộn.

Thực đơn dinh dưỡng dành cho bà bầu
Thực đơn dinh dưỡng dành cho bà bầu

+ 1 phần cá nướng, 1 củ khoai lang nướng (có thể thay khoai lang nướng bằng salad trộn).

+ 1 bát cơm gạo lứt, 1 phần ức gà, salad trộn hoặc 1 quả táo.

+ 1 bát cơm trắng và 150g thịt heo nạc và 1 phần salad trộn.

- Bữa phụ thai có thể lựa chọn:

Sữa chua ít đường, bột yến mạch, các loại hạt, salad bơ hay các loại trái cây ít đường,…

- Bữa tối:

+ Một phần thịt thăn heo nướng, 1 lát bánh mì ngũ cốc và 1 phần salad.

+ 1 bát cơm trắng, tôm nướng, canh rau cải thịt băm.

+ 1 bát cơm gạo lứt, lườn gà áp chảo, canh hẹ.

Bún lứt và salat thịt rất tốt cho bà bầu
Bún lứt và salat thịt rất tốt cho bà bầu

+ Bún gạo lứt và salad thịt nạc.

+ Cháo yến mạch nấu tôm, 1 bắp ngô và 1 phần salad.

+ 1 bát cơm gạo lứt và 1 phần cá hồi nướng.

+ 1 bát cơm gạo lứt, măng tây luộc, thịt bò thăn áp chảo.

Bên chế độ dinh dưỡng, thai phụ cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ và luyện tập nhẹ nhàng và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không

Trên đây là “thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối”. Hy vọng thông qua bài viết mẹ sẽ có thực đơn phù hợp cho bản thân khi bị tiểu đường thai kỳ vào 3 tháng cuối.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Lựa chọn sản phẩm cần mua

Giao hàng MIỄN PHÍ thanh toán tại nhà

 

(Dược sĩ nhà thuốc sẽ gọi điện tư vấn về chương trình khuyến mại tương ứng với sản phẩm bạn đặt)

Bình luận


Điểm bán

Giỏ hàng